Rất nhiều người khi ngủ bị chảy nước dãi, rất mất vệ sinh lại khiến người xung quanh cảm thấy ghê ghê. Bạn cần biết nguyên nhân và cách xử lý nếu mình mắc phải.
Nguyên nhân và những căn bệnh gây chảy nước dãi:
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Đây là một tình trạng mà lớp thực quản bị hư hại và trong đó các axit tiêu hóa có xu hướng chảy ngược trở lại thực quản. Bạn sẽ cảm thấy như có một cục u trong cổ họng, khó nuốt và chảy nước dãi.
Nghẹt mũi xoang
Nếu bạn thường bị nghẹt mũi xoang, nghẹt mũi hoặc bị cảm lạnh và nhiễm trùng bạn có khả năng chảy nước dãi hơn. Nghẹt mũi xoang khiến bạn thở ra từ miệng và chảy nước dãi trong khi ngủ.
Sai tư thế ngủ
Ngủ sai tư thế như nằm sấp hay nằm nghiêng có thể gây tích tụ nước bọt trong miệng và gây chảy nước dãi. Vì vậy để cải thiện tình hình bạn cần điều chỉnh tư thế ngủ.
Ngưng thở khi ngủ
Tình trạng này được coi là một rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Thỉnh thoảng cơ thể sẽ ngưng thở khi ngủ, gây chảy nước dãi.
Rối loạn nuốt nước bọt
Rối loạn nuốt nước bọt có thể là nguyên nhân khiến bạn chảy nước dãi. Những người mắc các bệnh như bệnh đa xơ cứng, Parkinson và nhiều loại bệnh ung thư khác nhau có thể gặp khó khăn khi nuốt nước bọt.
Tác dụng phụ của thuốc
Dùng thuốc điều trị bệnh Alzheimer, thuốc kháng sinh và thuốc chống loạn thần như clozapine có thể có gây tác dụng phụ và khiến bạn bị chảy nước dãi.
Mẹo chữa dứt điểm chứng chảy nước dãi khi ngủ
Để giảm bớt tình trạng tiết nước bọt, bạn có thể giảm ăn thức ăn gia vị cay nóng; không nhai kẹo cao su để tránh nước bọt tiết nhiều quá; buổi tối không ăn nhiều trước giờ đi ngủ. Bên cạnh đó bạn cần vệ sinh răng miệng trước khi ngủ.
Đảm bảo mũi chúng ta luôn sạch sẽ và khô thoáng. Nên tập cách thở một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể dùng ống thông hơi để làm sạch xoang khi bạn thở (đặt trên ngực) hoặc dùng một bát hơi nước và khăn tắm phủ lên đầu. Khi bạn thở trong điều kiện nước ấm sẽ kích thích xoang và làm sạch đường dẫn.
VietBF © sưu tầm