Ở Việt Nam đang bùng phát bệnh tay chân miệng. Đă có 6 trường hợp trẻ em tử vong v́ căn bệnh này. Bác sĩ chỉ 3 triệu chứng sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng mà các bậc cha mẹ cần phải biết.
Đến thời điểm hiện tại có 6 trẻ tử vong v́ tay chân miệng bao gồm Tây Ninh, Bến Tre, Đồng Tháp, B́nh Dương, Đồng Nai. Đặc biệt, Tây Ninh có 2 bệnh nhi tử vong.
Đáng chú ư, tất cả các ca tử vong trên đều xảy ra vào tháng 8 và tháng 9/2018 – cũng là thời điểm bệnh tay chân miệng tăng cao đột biến ở các tỉnh thành.
Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng cha mẹ không thể bỏ qua
Chia sẻ với PV, Ths.Bs Đỗ Thiện Hải – Phó khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, Bệnh chân tay miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển.
Theo BS Hải, đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong ṿng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến t́nh trạng nặng như sốc, viêm năo, viêm màng năo, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.
Các dấu hiệu của bệnh tay – chân – miệng bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, ḷng bàn tay, ḷng bàn chân, mông, đầu gối…) Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ư mới phát hiện kịp thời.
Nhiều trường hợp trẻ sốt cao liên tục từ 39-40 độ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, miệng xuất hiện vài nốt nhỏ li ti . Tuy nhiên khi đi khám tại tuyến cơ sở th́ lại được chẩn đoán viêm họng cấp và cho thuốc uống. Việc chẩn đoán sai dễ dẫn đến việc trẻ không điều trị kịp thời và làm bệnh diễn biến nặng hơn.
3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh chân tay miệng diễn biến nặng
BS Hải khuyến cáo 3 triệu chứng rất sớm của bệnh chân tay miệng diễn biến nặng, cha mẹ cần chú ư theo dơi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám ngay để được xử trí kịp thời.
- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do t́nh trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây là t́nh các quá tŕnh đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên t́nh trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.
- Giật ḿnh: đây là dấu hiệu của t́nh trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ư phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật ḿnh có tăng theo thời gian hay không.