Người có ḷng tốt thường hay nghèo, theo kết quả một cuộc nghiên cứu được công bố mới đây. Hay như những câu chuyện về người con hiếu thảo, thương bố mẹ cũng không thể giúp được ǵ v́ không có tiền.
Bản tin của HealthDay News nói rằng các nhà nghiên cứu đă phân tích dữ kiện từ hơn 3 triệu người và thấy rằng những người có ḷng thường bị nguy cơ khánh tận cao hơn hay dễ gặp các vấn đề khó khăn khác về tài chánh hơn.
Tại sao vậy?
Theo kết quả nghiên cứu được công bố hôm Thứ Năm, ngày 11 Tháng Mười, trên tạp chí Journal of Personality and Social Psychology, th́ “người có ḷng không quá coi trọng tiền bạc như những người khác.”
Người đứng đầu cuộc nghiên cứu, nữ giáo sư Sandra Matz, dạy môn quản trị tại Trường Thương Mại thuộc đại học Columbia ở thành phố New York, nói rằng “Chúng tôi muốn hiểu là việc có bản tính tốt, ḥa nhă với mọi người– điều mà giới học giả về cá tính con người thường gọi là dễ ḥa thuận với kẻ khác (agreeableness), có khiến họ dễ bị khó khăn về tài chánh trong đời sống hay không.”
Giáo sư Matz nói rằng các cuộc nghiên cứu trước đây thấy rằng có sự liên hệ giữa điều gọi là ‘dễ chịu’ với mức lợi tức và chỉ số tín dụng thấp.
“Chúng tôi muốn thấy là sự nhận xét đó có đúng với các chỉ dấu tài chánh khác hay không, và nếu đúng th́ tại sao là người tốt lại luôn thiệt tḥi,” theo bà Matz.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng sự dễ chịu có liên quan đến khó khăn tài chánh, gồm cả mức tiết kiệm thấp, nợ nần cao và mức độ “xù nợ” cũng cao.
Đồng tác giả cuộc nghiên cứu, giáo sư Joe Gladstone, dạy môn quản trị tại đại học University College London, giải thích:”Mối quan hệ này có vẻ v́ những người dễ chịu thường ít quan tâm hơn về tiền bạc của họ do vậy gặp rủi ro cao hơn trong vấn đề quản trị tiền bạc.”
Nhưng không phải người dễ chịu nào cũng có các rủi ro khó khăn tài chánh giống nhau. T́nh trạng khó khăn tài chánh thấy rơ nhất ở những người kiếm ít tiền hơn.
“Có ḷng thương và tin tưởng nơi người khác cũng đi kèm với các thiệt hại về tài chánh, nhất là ở những người không kiếm được đủ tiền để bù đắp lại cho cá tính dễ chịu và thương người của họ,” theo giáo sư Matz.
Các nhà nghiên cứu nói rằng kết quả có được chỉ cho thấy sự liên hệ chứ không nhằm chứng minh nguyên nhân và hậu quả, do vậy xin chớ bớt thương người đi.
Cũng theo kết quả nghiên cứu, ngay cả khi mức độ dễ chịu này được đo lường lúc c̣n là trẻ nhỏ, các nhà nghiên cứu vẫn t́m thấy sự liên hệ về khó khăn tài chánh trong cuộc đời về sau.
Một điều cũng làm cho các nhà nghiên cứu ngạc nhiên là khi họ so sánh hai thành phố ở Anh có cùng mức lợi tức trung b́nh, thành phố với nhiều người có cá tính dễ chịu hơn lại có mức khai phá sản cao hơn tới 50%.