Vietbf.com Hai dân tộc lưu vong, Việt Nam và Do Thái. 1- Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai c̣n lại là Do Thái.
Cái “lỗi” của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành h́nh Chúa trên thập giá. Họ đă bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc ră rời nát vụn đó đă cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mănh đất để gầy dựng lại quốc gia của ḿnh. Định mệnh bi thảm của dân tộc đă khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đă phát triển không ngừng. Một ḿnh họ đă đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đă có bom nguyên tử…
Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành h́nh Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối, những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm.
Vượt qua cả dân tộc Do Thái, người Việt ” vươn lên” dẫn đầu lịch sử lưu vong của nhân loại bằng cuộc di cư chính trị quy mô nhất về mặt số lượng từ trước đến nay. Hàng triệu người đă lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của ḿnh, chấp nhận cả cái chết để… lưu vong. Một phần của dân tộc đă làm mồi cho cướp biển cho cá mập và bị nhốt trong những trại tị nạn nghẹt thở ở các nước Đông Nam Á đồng liêu.
Cuộc di cư khốc liệt của người Việt đă đưa họ đến khắp nơi trên thế giới, kể cả châu Phi, điều mà trước 1975, cả hai miền Nam Bắc đều không hề có. Tâm thức lưu vong kể từ mốc thời gian đó, đă phục kích trong các tầng lớp dân Việt, đóng đinh trong đầu họ cho đến tận ngày nay, không ngơi nghỉ và không có cơ hội để chấm dứt…
2. Sau 30-4-1975, ở Phan Thiết quê tôi, người vượt biên bằng đường biển rất nhiều do thành phố này sống bằng kinh tế biển với rất nhiều tàu đánh cá. Người Phan Thiết không chỉ giúp “đồng bọn” quê ḿnh vượt biển mà c̣n giúp cả dân Sài g̣n, với giá vài ba cây vàng, có khi chủ tàu chỉ thu đủ sở hụi để mua dầu, thực phẩm và đút lót cho bộ đội biên pḥng. Có nguyên một làng chài hay cả xóm đạo vượt biên sạch.
Sau đó, khi đất nước đói meo, th́ những người vượt biên bắt đầu góp phần gầy dựng quê nhà bằng … những thùng hàng gởi về từ nước ngoài. Dân quê tôi gọi đó là hàng thùng. Một người vượt biên thoát được qua nước ngoài th́ cả gia đ́nh được nhờ, cả gia đ́nh cùng thoát th́ ḍng họ được nhờ. Dân sống bằng hàng thùng chả cần làm ǵ vẫn phong lưu v́ nhận hàng thùng đều đặn gởi về.
Gia đ́nh nào sống bằng hàng thùng th́ con trai rất dễ lấy vợ và con gái, dù xấu, cũng rất dễ lấy chồng. Tâm thế chờ đợi hàng Mỹ, hàng Tây đă ăn sâu từ đó vào kư ức của cộng đồng. Không chỉ chờ đợi hàng thùng và đô la từ nước ngoài, người thân trong nước của các Việt kiều thường xuyên sống trong tâm trạng chờ đợi được bảo lănh. Gặp nhau là họ hỏi thăm nhau bằng một câu cửa miệng: “Bao giờ đi?”. Đi ở đây chính là lưu vong, là thoát khỏi nơi họ chôn nhao cắt rún!
3- Năm 2017, tôi đi du lịch Mỹ để thăm thú bạn bè định cư ở đất nước này. Ngày tôi đi cũng là ngày một nhà báo đồng nghiệp rất thân với tôi tại Đài phát thanh TPHCM xách va ly qua Mỹ để… lưu vong. Anh đă nghỉ hưu và được gia đ́nh bảo lănh. Rất nhiều nhà báo mà tôi quen biết khi về hưu đă sang Mỹ định cư, coi việc lưu vong là điều hết sức b́nh thường. Ai thắc mắc tuổi già c̣n sang Mỹ để làm ǵ, cứ hỏi họ đi rồi sẽ nhận được câu trả lời.
Tại Mỹ, tôi ghé San Jose thăm L. Hoàng, bạn học thời trung học của tôi ở Phan Thiết. Hoàng qua Mỹ năm 1978 và tiếp tục học hành để lấy bằng kỹ sư, giờ cậu là trưởng một bộ phận trong một công ty có 5000 căn hộ cho thuê. Cậu ở trong khu da trắng, với một ngôi nhà trị giá 800.000 đô la và lái chiếc Mẹc 7 chỗ.
17 tuổi, Hoàng đă là nhà tổ chức vượt biên và từng vô tù ngồi 6 tháng. Sau khi tổ chức nhiều chuyến tàu vượt biển thành công, cậu cùng 5 anh chị em của ḿnh quyết định ra đi. Giờ họ cùng nhau sinh sống trên đất Mỹ. Hoàng bảo tôi khi gặp lại, rằng gia đ́nh cậu lúc đó nghèo quá và thấy đất nước cũng nghèo quá nên vượt biên là con đường duy nhất mà cậu buộc phải lựa chọn. Cậu bảo, “tao đâu muốn sống lưu vong, nhưng không vượt biên làm sao có tương lai. Nước Mỹ lúc đó là miền đất hứa và họ đă cưu mang tao nên cuối cùng tao cũng quen với cuộc sống bên này”.
Đă có 3 thế hệ người Việt sống lưu vong trên đất Mỹ, thế hệ thứ nhất là những người bỏ chạy khỏi nước khi quân đội miền Bắc tràn vào Sài g̣n và những người vượt biển. Thế hệ 2 là các sĩ quan VNCH và gia đ́nh họ qua đây theo diện HO cùng với những người được thế hệ thứ nhất bảo lănh. Thế hệ thứ 3 là con em người Việt sang du học, t́m kiếm việc làm, định cư và bảo lănh cha mẹ.
Trong số cha mẹ này có rất nhiều cán bộ nhà nước, họ đầu tư tiền bạc cho con cái ăn học, mua nhà cửa, gởi tiền vào tài khoản ngân hàng và chờ đợi thời cơ để… lưu vong. Tiền họ có được, dĩ nhiên đến từ túi của nhân dân, v́ lương của thủ tướng VN chưa tới 20 triệu đồng (khoảng 850 đô Mỹ) th́ họ lấy ǵ để nuôi con du học?
4- Mỗi năm, người Việt trong nước bỏ tiền tỉ đô la để mua nhà ở Mỹ. Ai có khả năng này? Chỉ có cán bộ và doanh nhân. Ở một thành phố của quận Cam, có cả một “ngôi làng” của cán bộ nhà nước. Họ chuyên sống bằng hồn của Trương Ba nhưng da hàng thịt. Họ ở VN, làm việc trong bộ máy của chế độ nhưng tâm hồn th́ để trong những ngôi nhà ở Mỹ. Ở đó có con cháu họ chờ sẵn. Giống như Vơ Kim Cự Formosa vậy, nếu cần thiết lên đường xuất ngoại là đi thôi. Tiền đă gởi, nhà đă mua, con cháu đă chuẩn bị đón chào.
Tôi biết Tổng biên tập một tờ báo nọ, vẫn đương chức ở Việt Nam nhưng đă có thẻ xanh ở Mỹ. TBT phải là đảng viên, nhưng chuyện này dễ ẹt, một khi ḷng người đă muốn… lưu vong th́ không có ǵ là không thể. Có TBT một tờ báo chửi Mỹ không c̣n nước non ǵ, thế mà cuối đời xách đít qua Mỹ để sống …lưu vong.
Các nhà báo đàn anh tôi, cùng lứa tuổi tôi hoặc nhỏ hơn ở Sài g̣n, bằng cách này cách khác, đều gởi con du học Mỹ hoặc Úc. Đó là tương lai mới không chỉ cho con cái họ mà cho cả họ. Giờ họ là công dân Việt Nam nhưng mai mốt đây họ sẽ là công dân Mỹ Úc, nếu muốn. Cả đất nước đều như vậy.
Nhiều công dân Việt hiện nay đă lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai của ḿnh không gắn với Việt Nam. Dân thường, cán bộ viên chức, nhà văn nhà báo, lănh đạo cấp cao…vân vân. Không từ một tầng lớp nào. Ai dám chắc rằng các lănh đạo cao cấp không chọn trước cho ḿnh một chỗ để … lưu vong khi cần thiết. Cuộc đời, thời cuộc mà, đâu nói trước được điều ǵ.
Người thân Mỹ chọn chỗ sẵn ở Mỹ, người thân Tàu chọn chỗ sẵn ở Tàu. Có biến là dzọt thôi. Vậy th́ làm sao trách các công dân Việt thu nhập thấp t́m qua Đài Loan hay Nhật Bản để… lưu vong bất hợp pháp. Đă lưu vong th́ b́nh đẳng, giống như sự b́nh đẳng của con người trong tuyên ngôn nhân quyền vậy, dù người giàu tiền và nghèo tiền th́ chọn cách lưu vong khác nhau.
5- Vậy tại sao người Việt lại khát khao…lưu vong như thế? Câu hỏi này quá dễ trả lời bằng câu thành ngữ Việt Nam: đất lành chim đậu. Khi đất mẹ không c̣n lành th́ người dân Việt sẽ t́m cách ra đi như một tất yếu để t́m đến mănh đất lành hơn. Không ai muốn tương lai gia đ́nh con cái ḿnh sống trong môi trường nhiễm độc, nền giáo dục – y tế thiếu chất lượng, sự bất nhất giữa nói và làm của những người điều hành xă hội, sự giả dối lừa lọc nhau giữa người và người, niềm tin cùn ṃn v́ mọi thứ đều có thể làm giả, từ học vấn giả, nhân cách giả, đến cả lịch sử cũng bị làm giả, rồi người dân bị cấm đoán nói lên sự thật của đất nước ḿnh… vân vân và vân vân, đó là chưa kể nỗi sợ hăi bị mai phục và thôn tính đến từ anh bạn vàng ṛng láng giềng khổng lồ phương bắc…
6- Ở lứa tuổi hiện nay của ḿnh, chưa bao giờ tôi muốn sống lưu vong, nhưng tôi lại muốn con cái ḿnh được đào tạo bởi nền giáo dục Mỹ, Úc và đó cũng là nơi sinh sống thật tuyệt cho chúng nếu chúng muốn… lưu vong. Tâm thức cá nhân được định h́nh từ tâm thức xă hội, do vậy ngay trong bản thân, tôi đă bị tâm thức lưu vong chế ngự , kể từ khi đứa con của tôi bắt đầu xách cặp tới trường để học tiếng Anh.
Một quốc gia sao có thể hùng cường khi người dân của quốc gia ấy cứ nhấp nhổm… lưu vong và không coi trọng đất nước của ḿnh? Khó có thể gắn kết những con người nhấp nhổm ấy lại với nhau bằng t́nh cảm quốc gia để đoàn kết như dân Do Thái. Ai cũng biết rằng, kẻ lưu vong là kẻ bị nhổ bật gốc rễ khỏi quê hương, như bụi lúa bị nhổ bật khỏi ruộng nước.
Đó là một nỗi đau từng là điều không chịu nổi đối với người tha hương xa xứ, vậy mà giờ đây, nó đang biến thành một món ăn tâm lư hạng nhất của người Việt chúng ta. V́ đâu nên nỗi cuộc này, hả người?
Ngọc Vinh
2-1-2019