"Sướng như con vua chúa", chúng ta ai cũng từng nghe như thế. Hẳn là con vua chúa phải là sướng. Họ muốn ǵ được nấy mà. Nhưng bạn có biết cuộc sống khốn khổ không ngờ của con vua chúa thời xưa?
Đừng nghĩ con vua chúa là sung sướng. Họ cũng phải chịu những khổ cực và khổ sở mà người thường không ngờ tới.
Đa số mọi người đều cho rằng, sinh ra trong gia đ́nh đế vương thế gia sẽ rất hạnh phúc. Không chỉ hàng ngày ch́m trong nhung gấm lụa là, xa hoa phú quư, c̣n luôn có kẻ hầu người hạ, vô cùng sung sướng. Thế nhưng trên thực tế, cuộc sống của những thành viên trong gia đ́nh hoàng ra không hề thoải mái và hạnh phúc như chúng ta vẫn tưởng.
Thời nhà Thanh, hoàng đế vô cùng coi trọng việc giáo dục các hoàng tử, bởi vậy cuộc sống và áp lực học tập, rèn luyện thành tài của các hoàng tử vô cùng lớn. Khang Hi hoàng đế khi c̣n là hoàng tử đă từng v́ học hành quá mệt mỏi mà ho ra máu.
Ảnh minh họa.
Theo t́m hiểu, vào thời nhà Thanh, bắt đầu từ 6 tuổi, các hoàng tử bắt buộc phải đến lớp để học tập hàng ngày. Mỗi ngày từ giờ Măo (khoảng 5h sáng), các hoàng tử sẽ đến lớp học, liên tục đến 3h chiều, tổng cộng sau khi học tập 10 tiếng đồng hồ, họ mới được nghỉ ăn trưa. Giờ ăn trưa có người đưa cơm tới.
Sau khi ăn trưa, các hoàng tử lại phải tiếp tục học tập, không được nghỉ ngơi. Làm bạn với sách vở trên thư pḥng, ngoại trừ tết Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ, tết Trung thu, sinh nhật hoàng đế, sinh nhật của bản thân, các hoàng tử không được phép nghỉ học vào bất cứ ngày nào nữa.
Bên cạnh đó, dù quy định là giờ Măo mới đến giờ lên thư pḥng nhưng các hoàng tử v́ phải cạnh tranh, thường sẽ không nghỉ ngơi, ngày đêm ôn tập, hừng đông khoảng 3h đến 4h sáng, các hoàng tử đă rời giường để học tập, ôn bài.
Không chỉ thế, mỗi vị hoàng tử c̣n có thầy giáo riêng, theo dơi, dạy dỗ, chỉ bảo tận nơi. Nội dung học tập, nghiên cứu của các hoàng tử gồm nhiều thứ tiếng như tiếng Măn, tiếng Mông Cổ, tiếng Hán và các ngôn ngữ thiểu số khác. Cùng với đó là Tứ Thư (bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn, bao gồm Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (năm quyển sách kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo, gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu).
Mỗi ngày, thầy giáo đều yêu cầu các hoàng tử đọc 120 lần một bài học, sau khi hiểu thông mới chuyển sang học nội dung mới. Ṿng lặp này dường như vô tận, không bao giờ dừng lại.
Hoàng đế Khang Hi sau này khi nhớ lại cho biết, thời gian rèn luyện này thực sự khổ cực, bắt đầu từ năm lên 5 tuổi, ông đă làm bạn với sách vở. Ngay cả khi mệt mỏi đến ho ra máu, ông vẫn tiếp tục kiên tŕ, cho đến một ngày, đem tất cả Tứ Thư, Ngũ Kinh và các tác phẩm nho giáo kinh điển thuộc nằm ḷng mới thả lỏng một chút.
Có thể thấy, mệnh đế vương tuy rằng được hưởng vinh hoa phú quư, quyền lợi ngập trời không ai sánh bằng, nhưng cũng phải chịu được những mệt mỏi, khổ sở người thường không thể chịu nổi.