Từ trước đến nay mọi người truyền miệng nhau rằng nếu buồn tiểu là đi tiểu ngay, v́ lo ngại nhịn tiểu sẽ gây hại đến chức năng thận. Theo các bác sĩ, đây là quan điểm sai lầm. Thói quen này thậm chí có thể gây nên các rối loạn tiểu tiện, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những người mắc bệnh.
Trường hợp của anh H.T.Đ. (43 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đi khám với lư do tiểu nhiều lần, ban ngày anh phải đi tiểu tới hơn 30 lần, cứ 20-30 phút là anh phải đi tiểu 1 lần, ban đêm cũng phải dậy 6-7 lần để đi tiểu, mỗi khi thấy buồn tiểu anh phải đi tiểu ngay, nếu nhịn tiểu sẽ rất khó chịu. Việc này ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt của anh, khiến 3-4 năm qua anh không muốn rời khỏi nhà, mỗi khi đi đâu cũng chỉ phải đi tiểu thường xuyên, kể cả khi đến bệnh viện.
Kết quả thăm khám cho thấy, các thăm ḍ chức năng gồm: xét nghiệm m.á.u, nước tiểu, chức năng gan thận, siêu âm và chụp X-quang đường tiết niệu, đều cho kết quả b́nh thường.
Sau khi loại trừ khả năng bệnh lư như tiểu đường và các bệnh đường tiết niệu khác, anh Đ. được chỉ định đo dung tích bàng quang khi căng tiểu và thể tích nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu. Với lượng nước tiểu tồn dư bằng 0 ml, dung tích bàng quang khi căng tiểu là 47 ml, các bác sĩ kết luận anh Đ. đă mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt (over active bladder – OAB).
Theo bác sĩ Bùi Cảnh Vin – Chuyên khoa Nam học, Bệnh viện đa khoa Medlatec cho biết: Hội chứng bàng quang tăng hoạt được hiểu là khi ngưỡng kí.ch thí.ch buồn tiểu của bàng quang nhỏ hơn so với b́nh thường. Đối với người b́nh thường, khi bàng quang chứa từ 300-500 ml là ngưỡng để có kí.ch thí.ch dẫn đến buồn tiểu, nhưng trường hợp của anh Đ. th́ chỉ chứa 47 ml đă có kí.ch thí.ch buồn tiểu (ngưỡng chứa chỉ bằng 1/6 người b́nh thường). Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn so với người b́nh thường.
Theo Hội Niệu khoa Việt Nam, bàng quang tăng hoạt liên quan đến các triệu chứng như: tiểu gấp, tiểu nhiều lần, có hoặc không có triệu chứng tiểu gấp không kiểm soát kèm theo. Các triệu chứng này xuất hiện trong t́nh trạng không có các tổn thương bệnh lư tại chỗ và không có các tác nhân chuyển hóa có thể gây nên các triệu chứng trên.
Khi buồn tiểu mà đi tiểu ngay là thói quen xấu, sẽ làm ngưỡng kí.ch thí.ch của bàng quang giảm dần, và có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến bàng quang tăng hoạt. Các chuyên gia cho biết, hội chứng này không nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân, nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Đồng thời các chuyên gia khẳng định, nhịn tiểu ảnh hưởng trực tiếp tới bàng quang mà không có ảnh hưởng tới chức năng của thận.
Theo bác sĩ Vin đối với các bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt, để bàng quang hoạt động b́nh thường trở lại, bước đầu tiên là sử dụng các biện pháp can thiệp hành vi nhằm phục hồi chức năng cho bàng quang, nhằm tăng ngưỡng kí.ch thí.ch của bàng quang.
Bệnh nhân nên tập nhịn tiểu tăng dần thời gian giữa hai lần đi tiểu: buồn tiểu không được đi tiểu ngay, cần: (1) Tập ḱm nén và kiểm soát tiểu gấp: b́nh tĩnh, ngồi xuống chùng cơ bụng, hít thở sâu và thư giăn, làm sao nhăng cảm giác muốn đi tiểu đồng thời chủ động co cơ đáy chậu. (2) Tập làm chắc cơ sàn chậu: bài tập Kegel. (3) Ghi chép và theo dơi dựa vào nhật kư đi tiểu.
Bệnh nhân phải kiêng các chất kí.ch thí.ch: cà phê, thuốc lá, rượu, bia, nước ngọt …điều chỉnh lượng nước uống cho phù hợp, hạn chế nước buổi tối, điều chỉnh cân nặng, chống táo bón.
Đối với các trường hợp kém hoặc không đáp ứng, các bác sĩ sẽ cần dùng phối hợp thêm các thuốc dạng uống hiện tại đáp ứng rất tốt cùng với can thiệp hành vi. Trong các trường hợp kháng trị, các can thiệp có thể được cân nhắc theo thứ tự: tiêm thuốc phong bế bàng quang, kí.ch thí.ch thần kinh cùng – thần kinh chày, phẫu thuật mở rộng bàng quang và cuối cùng là phẫu thuật chuyển ḍng nước tiểu.
VietBF © sưu tầm