Thói quen xấu trong nhà vệ sinh hầu như ai cũng mắc phải. Không chỉ là chuyện dùng điện thoại hay ngồi quá lâu. Việc bạn sinh hoạt trong nhà vệ sinh nhiều hay ít, thuốc tẩy rửa bạn dùng cũng rất quan trọng.
1. Ngồi quá lâu: Thật bất ngờ là rất nhiều người có thói quen ngồi trong nhà vệ sinh để đọc sách, tạp chí hoặc lướt điện thoại. Tiếc rằng thói quen này có thể gây hại sức khỏe của bạn theo nhiều cách: ngồi quá lâu ở tư thế này gây áp lực lớn cho các tĩnh mạch ở phần thấp nhất của trực tràng, nếu những tĩnh mạch đó sưng lên hoặc phình ra sẽ xuất hiện bệnh trĩ. Trong nhiều trường hợp, bệnh trĩ thường hết trong vòng 1 tuần, nhưng nó cũng có thể gây ngứa, khó chịu và chảy máu trực tràng. Nếu thấy bất kỳ đốm đỏ nào trên phân hoặc giấy vệ sinh sau khi lau, hãy nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo chảy máu không phải là triệu chứng của ung thư ruột kết hoặc một tình trạng nghiêm trọng khác.
2. Táo bón kéo dài không chỉ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch khu vực hậu môn, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ mà còn có thể dẫn đến nứt hậu môn. Để giữ cho phân mềm và thoát ra dễ dàng hơn, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và duy trì hoạt động thể chất thường xuyên để cải thiện nhu động ruột.
3. Không nhìn lại phân của chính mình: Mặc dù thói quen này có vẻ mất vệ sinh, nhưng thật chất chúng ta có thể phát hiện sớm những thay đổi trong cơ thể. Phân mềm, mịn và theo khuôn là dấu hiệu của sức khỏe đường tiêu hóa tốt; hưng nếu chúng cứng và vón cục, bạn cần tăng lượng chất xơ và chất lỏng; tiêu chảy có thể do ngộ độc thực phẩm nhẹ hoặc không dung nạp thực phẩm, nhiễm trùng hoặc báo hiệu các tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu thấy phân màu đỏ tươi hoặc đen tuyền (dấu hiệu chảy máu), cũng như bất kỳ thay đổi lớn và liên tục nào ở nhu động ruộtn bàn cần sớm gặp bác sĩ để được khám và tư vấn chuyên môn.
4. Nước tiểu có mùi kỳ lạ: Nếu bữa ăn gần nhất của bạn có măng tây thì trong quá trình tiêu hóa, một số axit trong thực phẩm này bị phân hủy thành các hợp chất lưu huỳnh, có mùi, bay lên khi bạn đi tiểu thì là điều không đáng lo ngại. Các loại thực phẩm và thuốc khác, bao gồm một số vitamin, cũng có phản ứng tương tự. Nhưng nếu mùi nồng nặc và hôi (đặc biệt khi nước tiểu màu tối và có nhiều vẩn đục), nó có thể báo hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, bệnh gan, tiểu đường hoặc rối loạn chuyển hóa nhất... Nếu nước tiểu của bạn có mùi amoniac đậm đặc và màu vàng đậm, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn bị thiếu nước.
5. Lạm dụng thuốc tẩy bồn cầu: Bạn chỉ nên sử dụng ¼ nắp nước tẩy bồn cầu và giữ chúng trong một vài phút để khử trùng trước khi làm sạch. Nhưng nếu chất tẩy được trộn với amoniac, các khí độc gọi là choloramine được tạo ra, có thể gây ho, khò khè, buồn nôn hoặc chảy nước mắt; hoặc ở nồng độ cao hơn dẫn đến đau ngực, thở khò khè hoặc viêm phổi. Việc sử dụng song song với một số chất tẩy rửa bồn cầu khác, thậm chí giấm cũng không được khuyến nghị vì sự kết hợp giữa thuốc tẩy clo và axit tạo ra khí clo độc hại có thể gây bỏng mắt, khó thở với số lượng nhỏ, và gây tử vong ở mức cao.
6. Lau chùi quá mạnh sau khi đi vệ sinh: Lau chùi quá mạnh hoặc làm sạch quá mức với xà phòng và khăn lau có mùi thơm có thể gây kích ứng da, ngứa dữ dội. Chỉ cần lau nhẹ bằng giấy vệ sinh hoặc khăn ẩm, và rửa bằng dung dịch chuyên dụng khi tắm là đủ để làm sạch vùng kín của bạn.
7. Thụt rửa quá thường xuyên: Một âm đạo khỏe mạnh có vi khuẩn tốt và xấu, và sự cân bằng giữa 2 môi trường này giúp bảo vệ nó khỏi nhiễm trùng và kích thích. Vì vậy, khi bạn vệ sinh quá thường xuyên bằng các dung dịch tẩy rửa có thể phá vỡ độ pH trung bình, làm tăng nguy cơ kích ứng, ngứa và nhiễm trùng. Thụt rửa cũng có thể làm cho nhiễm trùng âm đạo bằng cách đẩy vi khuẩn và nhiễm trùng vào tử cung và các cơ quan sinh sản khác.
8. Vứt khăn ướt vào bồn cầu: Các thử nghiệm được thực hiện bởi Consumer Report cho thấy khác: một số khăn lau cá nhân không bị vỡ trong nước sau 10 phút, so với giấy vệ sinh thông thường tan rã thành từng mảnh nhỏ trong vài giây. Các báo cáo đã chỉ ra rằng những thứ không dễ xả nước này đang làm tắc nghẽn hệ thống cống rãnh ở thành phố lớn. Một số đồ dùng vệ sinh khác được cảnh báo không vứt vào bồn cầu: chỉ nha khoa, băng đeo, băng vệ sinh và bao cao su.
9. Xả nước bồn cầu mà không đậy nắp: Theo nghiên cứu của các nhà vi sinh học tại Đại học Arizona, mỗi lần xả nước có thể khiến tất cả những thứ trong đó bao gồm cả chất thải và vi khuẩn văng vào không khí trong phạm vi khoảng 1.8m. Vì vậy, hãy nhớ áp dụng nguyên tắc đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước và tránh để những vật dụng cá nhân gần khu vực bồn cầu.