Sốt xuất huyết đang bùng phát ở nhiều tỉnh, thành và diễn biến khó lường với số ca mắc và t_ử vo_n_g tăng cao. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, hiện có t́nh trạng người bệnh đến cơ sở y tế khi đă muộn hoặc tự ư điều trị bệnh dẫn đến tác hại khôn lường.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên, trong giai đoạn đầu, một số biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm cúm, sốt phát ban và bệnh do sốt vi rút khác nên nhiều bệnh nhân thường chủ quan tự điều trị tại nhà.
Sử dụng t_h_u_ốc hạ sốt, giảm đau sai
Có rất nhiều loại t_h_u_ốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, trong đó paracetamol và các biệt dược của paracetamol là t_h_u_ốc được khuyến cáo dùng để hạ sốt, giảm đau trong điều trị sốt xuất huyết.
Song do tự ư điều trị, nhiều người bệnh đă dùng những t_h_u_ốc hạ sốt, giảm đau có chống chỉ định với bệnh sốt xuất huyết như aspirin, mefenamic acid, ibuprofen… Mặc dù những t_h_u_ốc này có chức năng hạ sốt nhưng lại có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông m_á_u. Khi dùng để điều trị sốt xuất huyết sẽ gây kích ứng xuất huyết dạ dày dữ dội, giảm tiểu cầu, khó cầm m_á_u khi bị xuất huyết, có thể rối loạn đông m_á_u và đe dọa đến tính mạn_g.
Bên cạnh việc uống không đúng loại t_h_u_ốc hạ sốt, giảm đau, t́nh trạng uống quá liều cũng là sai lầm thường gặp. t_h_u_ốc hạ sốt, giảm đau paracetamol tương đối an toàn với liều điều trị, nhưng khi uống với số lượng lớn sẽ gây tổn thương gan suy giảm chức năng gan, ngộ độc gan…
Giai đoạn đầu, người bị sốt xuất huyết thường sốt rất cao, khó hạ nên một số người bệnh đă tự ư uống hạ sốt paracetamol nhiều lần so với chỉ định của t_h_u_ốc hoặc tăng liều trong mỗi lần uống dẫn đến quá liều.
Dùng t_h_u_ốc kháng sinh
Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây bệnh, không phải vi khuẩn nên kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng, ngoài ra khi uống có thể làm người bệnh mệt hơn.
Không vệ sinh, tắm rửa
Nhiều bệnh nhân kiêng không tắm rửa v́ nghĩ tắm sẽ khiến bệnh nặng hơn. Thực tế, bệnh nhân vẫn nên tắm nước ấm trong pḥng kín gió để giữ vệ sinh thân thể. Đồng thời, trong giai đoạn sốt, tắm nước ấm cũng là cách hạ sốt không dùng t_h_u_ốc.
Chủ quan do không biết bệnh sốt xuất huyết có thể mắc nhiều lần
Nhiều người nghĩ đă bị sốt xuất huyết rồi sẽ không bị lại. Thực tế, sốt xuất huyết có 4 tưp vi rút gây bệnh, người đă bị sốt xuất huyết vẫn có thể bị lần tiếp theo khi nhiễm tưp vi rút khác lần trước, và thường lần mắc sau sẽ nặng hơn lần mắc trước. Cho nên một người đă từng mắc sốt xuất huyết dưới 4 lần vẫn cần phải áp dụng các biện pháp pḥng bệnh sốt xuất huyết như những người chưa mắc.
Truyền dịch tuỳ tiện
Bệnh sốt xuất huyết có 3 giai đoạn, giai đoạn sốt cao (2-3 ngày đầu của bệnh), giai đoạn nguy hiểm (4- 6 ngày tiếp theo) và giai đoạn hồi phục (từ ngày thứ 7 trở đi). Việc chỉ định truyền dịch, truyền nước trong sốt xuất huyết phải căn cứ vào từng giai đoạn và mức độ cụ thể của từng người bệnh.
Giai đoạn sốt cao, tốt nhất nên bổ sung nước bằng cách uống oresol hoặc nước hoa quả. Giai đoạn nguy hiểm, truyền dịch như thế nào hay không truyền sẽ tuỳ thuộc vào t́nh trạng của từng người bệnh. Giai đoạn hồi phục c_ơ t_h_ể sẽ tái hấp thu dịch do giai đoạn nguy hiểm có hiện tượng thoát huyết tương ra khỏi ḷng mạch. Việc truyền dịch tuỳ tiện nhất là trong giai đoạn hồi phục rất nguy hiểm v́ có thể gây thừa dịch, phù phổi hoặc suy tim.
Pha, uống oresol không đúng hướng dẫn
Bệnh nhân sốt xuất huyết được khuyến cáo cần uống nhiều nước oresol, nước trái cây… Nhiều người phạm lỗi pha oresol không đúng liều lượng, do hiểu oresol là t_h_u_ốc, chỉ cần đưa được vào c_ơ t_h_ể là đủ nên đă pha ít nước hơn so với hướng dẫn mà không biết rằng như vậy sẽ dẫn tới rối loạn nước điện giải cho c_ơ t_h_ể.
Lại có trường hợp, bệnh nhân uống ít nước, oresol trong giai đoạn sốt nhưng lại bổ sung quá nhiều trong giai đoạn hết sốt gây thừa nước cũng có thể dẫn đến phù phổi cấp.
Cạo gió
Một số người thường hay cạo gió khi cảm cúm. Sốt xuất huyết cũng có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm cúm nên nhiều người đă cạo gió khi bị bệnh. Việc làm này khiến cho người bệnh bị bầm da, chảy m_á_u khó cầm hoặc nhiễm trùng huyết từ vết xước do dụng cụ cạo gió.
VietBF © sưu tầm