Thời phong kiến Trung Hoa có rất nhiều chuyện để nói. Đây là những sự kiện khiến đời sau vẫn phải ;kính nể'. Đó là nhờ 3 tuyệt chiêu chính trị cao tay này mà Thanh triều đă trở thành một trong những vương triều hiếm hoi không xuất hiện các nhân vật hoàng tộc dám cả gan soán ngôi đoạt vị.
Dưới chế độ phong kiến tại Trung Hoa cổ đại, Hoàng đế được xem là người đứng trên đỉnh cao quyền lực với ngai vị cửu ngũ chí tôn. Tuy nhiên chính quyền hành chí cao vô thượng ấy đă trở thành nguyên nhân khiến cho không ít người nảy sinh dă tâm, ham muốn và tham vọng đối với ngai vàng.
Bởi lẽ một khi đă ở trên ngôi vị Thiên tử th́ cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ được ngồi trên núi vàng núi bạc của thiên hạ, sở hữu hậu cung với trăm ngàn giai lệ, mỗi lời nói ra đều có thể định đoạt sinh tử của người khác…
Hết thảy những đặc quyền ấy đă khiến cho không ít các nhân vật trong hoàng thất đều ấp ủ giấc mộng quân vương.
Và thực tế lịch sử cũng đă cho thấy, hầu hết các vương triều của Trung Hoa xưa đều từng phát sinh những cuộc chính biến do các tông thất làm phản, duy chỉ có một triều đại có thể xem là ngoại lệ hiếm hoi. Đó chính là Đại Thanh – vương triều phong kiến cuối cùng tại đất nước này.
Theo phân tích của chuyên trang lịch sử Qulishi (Trung Quốc), việc triều đại này chưa từng có tiền lệ hoàng tộc tạo phản xuất phát từ 3 biện pháp quản chế đặc biệt dưới đây.
Thay đổi chế độ cha truyền con nối
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Tới thời nhà Thanh, vương triều này đă phát triển một hệ thống xếp hạng quư tộc hết sức phức tạp. Chỉ nói riêng tới các tước vị cho hoàng thân là nam đă có tới 8 bậc, trong đó Thân vương xếp hạng cao nhất, kế tiếp là đến những tước hiệu như Quận vương, Bối lặc, Quốc công…
Vào thời kỳ này, việc truyền lại tước hiệu cho hậu duệ của các thành viên trong hoàng tộc tồn tại một điểm khác biệt rất lớn so với những vương triều trước đó.
Theo đó, các nhân vật trong hoàng tộc Thanh triều mỗi khi truyền tước lại cho con trai ḿnh th́ tước hiệu này sẽ bị giáng xuống một cấp, duy chỉ có những nhân vật sở hữu công lao vô cùng hiển hách mới được giữ nguyên tước hiệu cho đời sau.
Những nhân vật may mắn nói trên cũng chiếm số lượng vô cùng ít ỏi, cả Thanh triều chỉ ghi nhận 12 trường hợp. Họ được gọi là 12 "Thiết mạo tử vương".
C̣n đối với các Thân vương không có công lao to lớn, dù cho họ có là anh em ruột thịt với nhà vua th́ tước vị mỗi khi truyền xuống một đời cũng vẫn bị hạ dần cấp bậc, cho tới khi truyền đến đời thứ tư, thứ năm th́ con cháu cũng chẳng khác nào thường dân bách tính.
Cách duy nhất để các hậu duệ hoàng tộc duy tŕ tước hiệu và quyền lợi của ḿnh chính là không ngừng cống hiến cho triều đ́nh và lập được công lao. Chỉ một khi đem lại đóng góp cho Hoàng đế, con cháu đời sau của họ mới không bị loại trừ khỏi Hoàng tộc.
Theo nhận định của Qulishi, phương pháp quản chế này của Thanh triều đă hạ thấp khả năng tạo phản của các Thân vương xuống chỉ c̣n một phần ba so với những vương triều khác.
Tập trung quản lư và khống chế
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Trong ấn tượng của hậu thế, phàm là những nhân vật xuất thân hoàng tộc như vương gia, thân vương, quận vương… th́ vốn được xếp vào tầng lớp sở hữu nhiều đặc quyền hơn hẳn thường dân bách tính. Bởi họ sẽ được cấp cho lănh địa riêng, được hưởng bổng lộc hậu hĩnh, hoặc chí ít cũng có quyền tự do đi lại mà không bị ai quản chế.
Tuy nhiên sự thật là cuộc sống của các Thân vương thời nhà Thanh lại hoàn toàn trái ngược với điều này. Họ không những không được phân phong tới các địa phương khác mà c̣n buộc phải tập trung sinh sống tại bắc Kinh.
Chưa dừng lại ở đó, một khi muốn ra khỏi kinh thành, những người này cũng cần phải tŕnh báo lên trên để nhận được sự cho phép. Một khi dám cả gan rời khỏi phạm vi 60 dặm ngoài thành mà không báo cho Tông Nhân phủ th́ sẽ lập tức bị bắt lại trị tội.
Chẳng những không có lănh địa riêng và không được tự do đi lại, các Thân vương Thanh triều cũng được ban cho rất ít thị vệ. Với số binh lực ít ỏi này, việc mưu đoạt binh quyền dường như là điều không tưởng.
Nghiêm cấm kết bè kéo cánh
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Các Thân vương nhà Thanh muốn kết giao cùng các đại thần để gây dựng thế lực cho ḿnh cũng là một điều hết sức khó khăn. Lư do là bởi hoàng thất của vương triều này đều do Tông Nhân phủ thống nhất quản lư, những hành vi kéo bè kéo cánh đều sẽ bị tiến hành phân xử nghiêm khắc.
Chưa nói tới việc thiết lập các mối quan hệ, tầng lớp Thân vương ngay tới chuyện nhận quà cáp của các đại thần cũng đều phải hết sức thận trọng. Cuộc sống của họ đang bị Hoàng đế ngày đêm nắm trong tay, một khi làm bất kỳ nhất cứ nhất động dễ gây hiểu lầm nào cũng đều phải cân nhắc tới hậu quả.
Đây cũng là một trong những lư do mà hầu hết các hoàng tử nhà Thanh sau khi đă thất bại trong cuộc chiến tranh đoạt ngôi Thái tử thường sẽ chọn cách sống an phận chứ không có dă tâm mưu phản.
Từ những dẫn chứng lịch sử trên đây, không khó để nhận thấy các thành viên trong hoàng tộc nhà Thanh đều phải chịu sự áp chế nghiêm ngặt từ triều đ́nh.
Ngay tới những người sở hữu địa vị cao quư nhờ mang quan hệ máu mủ gần gũi với nhà vua như các Thân vương cũng chẳng có lấy chút binh quyền, hành tung ngày đêm bị kiểm soát, việc có dă tâm mưu phản chẳng khác nào tự t́m đường chết cho bản thân và hậu duệ.
Để có được cục diện nội bộ yên ổn như vậy, vai tṛ của những biện pháp quản chế đặc biệt mà nhà vua tiến hành đối với hoàng tộc là điều không thể phủ nhận. Và có lẽ chính những "tuyệt chiêu" chính trị cao tay ấy đă giúp hoàng tộc Ái Tân Giác La không đi vào vết xe đổ của những cuộc nội phản như các triều đại trước đó…
VietBF@ sưu tầm.