Đó chính là sức mạnh hạt nhân của hàng không mẫu hạm Mỹ. Nước Mỹ đă và đang chứng minh vị thế cường quốc quân sự của ḿnh bằng đội tàu sân bay của Mỹ được nghiên cứu và phát triển qua nhiều thập kỷ qua.
Lực lượng Hải quân Mỹ tiếp cận với sức mạnh hạt nhân từ năm 1946, khi hai nhà khoa học ở Viện nghiên cứu Hải quân chỉ ra rằng tàu ngầm siêu mạnh có thể đạt độ bền vô hạn dưới nước khi chạy ở tốc độ cao. Vào thời đó, những ḷ phản ứng đầu tiên trên thế giới được dùng để tạo ra một nguyên tố phóng xạ dùng trong bom nguyên tử. Nhiều người đă kỳ vọng rằng các ḷ phản ứng nguyên tử sẽ sớm tạo ra nhiều điện năng, nhưng đó chỉ là một giấc mơ. Hàng thập kỷ sau, năng lượng hạt nhân mới phát huy tiềm năng trong lĩnh vực quân sự. Họ bắt đầu thiết kế sơ bộ tàu sân bay hạt nhân vào năm 1955. Tàu USS Enterprise, bắt đầu được chế tạo vào năm 1958, là một thành tựu lớn. Khi đó, hiếm ai dám tưởng tượng rằng lực lượng này có thể sử dụng hàng không mẫu hạm trong những 50 năm, lâu hơn hẳn so với tuổi thọ của những tàu chiến trước đó.
Ngày 31/7/1964, các chiến hạm USS Enterprise (CVAN 65) (dưới cùng), USS Long Beach (CGN 9) (ở giữa) và USS Bainbridge (DLGN 25) (trên cùng) đă tạo nên Hạm đội 1, hạm đội sử dụng năng lượng hạt nhân đầu tiên. Đội tàu chiến này có thể đi 49.190 km ṿng quanh thế giới trong 65 ngày mà không cần dừng lại tái nạp nhiên liệu một lần nào. Lực lượng này đă giúp Mỹ thể hiện sức mạnh tàu năng lượng hạt nhân của ḿnh.
Từ trước Chiến tranh Thế giới thứ II, Hải quân Mỹ đă cố gắng chia tách các ḷ phàn ứng hạt nhân sao cho nếu bị bắn vào giữa, con tàu cũng không mất khả năng di chuyển. Với những ống khói đơn, các tàu sân bay truyền thống vẫn có thiết kế tập trung bất lợi, nhưng chúng đă có các ḷ phản ứng phân tán. V́ không cần ống khói, các ḷ phản ứng hiện đại được phân tán rộng hơn các thiết kế truyền thống trước đó và có khả năng sống sót cao hơn. Tàu USS Nimitz đă hiện thực hóa khả năng đó.
Với hai ḷ phản ứng riêng biệt, mỗi ḷ phản ứng của tàu sân bay USS Nimitz truyền năng lượng cho một cặp tuabin hơi nước. Nhờ tách các ḷ phản ứng, Hải quân Mỹ đă phân tán được các bộ phận thiết yếu của tàu như kho đạn ra nhiều vị trí. Ḷ phản ứng được tách riêng khó bị tấn công hay phá hủy hơn và cũng giúp họ dễ dàng tiếp nhiên liệu hơn. Trong ảnh, hai chiếc F-14 Tomcat bay phía trên tàu tuần dương USS San Jacinto (CG 56) có tên lửa điều khiển trong lần tái nạp nhiên liệu với tàu USS Harry S. Truman (CVN 75).
Từ khi chế tạo tàu Nimitz, Mỹ đă t́m cách kéo dài khoảng cách giữa các lần nạp nhiên liệu v́ việc đó giúp cắt giảm chi phí sử dụng tàu hạt nhân. Đó là vấn đề về thiết kế lơi hạt nhân trong ḷ phản ứng. Mục tiêu là chế tạo lơi hạt nhân hoạt động được trong suốt thời gian tàu chạy để không phải tái nạp nhiên liệu. Trong ảnh, tàu USS Nimitz (CVN 68) và phi đội Carrier Air Wing 11 (CVW-11) thực hiện các nhiệm vụ bay để hỗ trợ chiến dịch Tự do cho Iraq.
VietBF@ sưu tầm.