Gă khổng lồ công nghệ Trung Quốc có thể truy cập vào phần cứng của các nhà mạng đối tác trong hơn một thập kỷ.
Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ quan chức Mỹ cho biết, có thể Huawei đă truy cập trái phép vào hạ tầng của các nhà mạng mà họ cung cấp linh kiện phần cứng thông qua cửa hậu trong thiết bị.
Thông tin chi tiết về vụ việc đă được chia sẻ với chính phủ Anh và Đức vào cuối năm 2019. Phía Mỹ phát hiện backdoor trên thiết bị 4G Huawei bán cho các nhà mạnh từ năm 2009.
Mỹ cáo buộc Huawei có thể truy cập vào hệ thống mạng di động toàn cầu trong hơn một thập kỷ. Ảnh: CNET.
"Chúng tôi nắm được bằng chứng Huawei có khả năng bí mật truy cập thông tin nhạy cảm trong các hệ thống mà hăng vận hành và bán trên toàn thế giới", Robert O'Brien, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cho biết.
Theo CNET, cửa hậu xuất hiện trong thiết bị mạng tại trạm thu phát gốc (BTS), anten và thiết bị chuyển mạch. Mỹ cho rằng Huawei đă cố t́nh thiết kế ra chúng để có thể truy cập theo ư muốn.
Nhà Trắng chưa đưa ra b́nh luận nào trước thông tin này, trong khi Huawei từ chối trả lời câu hỏi của Wall Street Journal.
Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đă cho phép Huawei xây dựng mạng 5G tại nước này với một số điều kiện như không tham gia vào các bộ phận cốt lơi, duy tŕ thị phần từ mức 35% trở xuống và không cung cấp phần cứng ở vị trí địa lư nhạy cảm. Ngay sau quyết định này, Ủy ban châu Âu cũng đưa ra giới hạn tương tự đối các nhà cung cấp “có mức độ rủi ro cao”.
Trong khi đó, phía Mỹ liên tục kêu gọi các đồng minh cấm Huawei tham gia xây dựng và cung cấp hạ tầng mạng 5G.
Với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại, vi phạm lệnh trừng phạt Iran và hoạt động gián điệp, Mỹ đưa Huawei vào danh sách xuất khẩu có điều kiện từ tháng 5/2019. Ngoài ra, ông Donald Trump đồng thời kư lệnh cấm công ty này tham gia vào quá tŕnh triển khai hạ tầng mạng 5G tại Mỹ do lo ngại về an ninh quốc gia.
Ở chiều ngược lại, Huawei nhiều lần phủ nhận cáo buộc có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Mỹ không chính trị hóa lĩnh vực công nghệ.
VietBF © sưu tầm