Người dân sống ở Vũ Hán chỉ cần nghi nhiễm bệnh là bị cưỡng chế đưa đi cách ly. Công dân nước ngoài giờ bị mắc kẹt ở Vũ Hán, Trung Quốc. Muốn về nước mà không thể ra khỏi nhà.
Peter, sinh viên người Nigeria, 25 tuổi, hơn một tuần qua chưa rời khỏi căn hộ tại Vũ Hán v́ sợ bị nhiễm nCoV.
Peter ước chính phủ Nigeria sẽ đưa anh và khoảng 50 sinh viên cùng doanh nhân nước này rời khỏi Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nhưng thời gian trôi qua, liên lạc từ đại sứ quán Nigeria ở Bắc Kinh ngừng lại, hy vọng của Peter dần tắt.
"Chúng tôi mong chờ nhận được hỗ trợ về tinh thần và tài chính dù không thể sơ tán, nhưng chúng tôi chưa nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào", Peter hôm 13/2 cho biết.
Peter được ngôi trường nơi anh học phát khẩu trang y tế, nhưng anh đang cảm thấy lo lắng hơn cho những đồng hương của ḿnh và gia đ́nh họ, khi áp lực tài chính và căng thẳng tâm lư đang tăng lên từng ngày.
Tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch viêm phổi corona (Covid-19), hôm nay ghi nhận thêm 139 ca tử vong và 2.420 ca nhiễm mới, nâng tổng số người chết và nhiễm bệnh tại tỉnh lên lần lượt là 1.457 và 54.406. Số ca nhiễm mới ở thành phố Vũ Hán là 1.923.
Khoảng ba tuần đă trôi qua kể từ thời điểm Vũ Hán bị áp lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm kiềm chế nCoV lây lan, khiến hàng triệu cư dân không được phép rời thành phố. 15.000 người nước ngoài hiện sinh sống ở Vũ Hán cũng buộc phải lưu lại nơi đây nếu chính phủ của họ chưa thể thu xếp đưa họ về nước bằng các chuyến bay đặc biệt.
Kazakhstan đă điều một máy bay tới Vũ Hán đón công dân và lên kế hoạch điều thêm hai chuyến nữa trong tuần này. Canada cũng có kế hoạch điều thêm máy bay. Hồi cuối tuần qua, Singapore và Anh đă tổ chức chuyến bay thứ hai đưa công dân rời Vũ Hán, trong khi Mỹ đă có chuyến bay thứ ba.
Uzbekistan, New Zealand, Italy, Arab Saudi, Indonesia, Bangladesh và Thái Lan, Việt Nam đă điều máy bay tới đón công dân ở Vũ Hán từ tuần trước. Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Nga, Pháp, Đức và một số quốc gia châu Âu khác sơ tán công dân từ một tuần trước đó.
Đến nay, trường hợp người nước ngoài duy nhất tử vong trong 1.036 người thiệt mạng v́ dịch bệnh ở Vũ Hán là một phụ nữ Mỹ 60 tuổi. Bà qua đời hồi tuần trước.
Ấn Độ đă đưa 647 công dân về nước nhưng 70 người chọn ở lại và 10 người không được lên máy bay v́ không vượt qua ṿng kiểm tra thân nhiệt tại sân bay.
Satya là một trong số đó. Tuần trước, cô đăng một video lên mạng xă hội nói rằng nhiệt độ cơ thể ḿnh cao hơn so với b́nh thường nhưng không có triệu chứng nhiễm virus. Cô và một người Ấn Độ khác không thể lên chuyến bay và được theo dơi y tế, chờ thông báo tiếp theo.
Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều có thể hay sẵn sàng hồi hương công dân ở Vũ Hán.
Pakistan, một đồng minh gần gũi của Trung Quốc, thông báo với 800 sinh viên nước ḿnh ở Vũ Hán rằng họ cần giữ b́nh tĩnh trong khi chính quyền không thể đưa họ về nước. Đại sứ tại Trung Quốc Naghmana Hashmi cho hay các cơ sở y tế tại Pakistan không đủ khả năng điều trị nCoV.
Mir Hassan, nhà nghiên cứu Pakistan tại Pḥng thí nghiệm Quang điện tử Quốc gia Vũ Hán, cáo buộc Thủ tướng Imran Khan và chính phủ của ông "vô lương tâm". Cha anh vừa qua đời tại quê nhà hôm 7/2, song Hassan không thể về v́ bị mắc kẹt tại Trung Quốc.
"Hăy sơ tán tôi cùng những người khác. Tôi vừa mất cha", Hassan viết trên Twitter sau khi Bộ trưởng Y tế Zafar Mirza cho hay ông đă nói chuyện với các sinh viên Pakistan ở Hồ Bắc và trấn an họ rằng chính phủ Trung Quốc sẽ chăm sóc họ. "Gia đ́nh cần tôi, mẹ tôi cần tôi. Xin đừng đùa giỡn với chúng tôi".
Gia đ́nh Hassan và những người đồng cảm với anh bắt đầu tiến hành chiến dịch vận động, kêu gọi chính phủ Pakistan tổ chức các chuyến bay đưa công dân từ Vũ Hán về nước. Các nhóm tương tự cũng đă h́nh thành ở châu Phi.
Một nhóm gồm các gia đ́nh người Senegal đă yêu cầu chính phủ điều máy bay đưa người thân họ về nước, nhưng Tổng thống Macky Sall nói Senegal không thể theo kịp "các nước lớn" trong việc tổ chức sơ tán khẩn cấp.
Hơn 250 người Tanzania ở Vũ Hán đă được chính phủ thông báo họ không có kế hoạch sơ tán công dân. 5 sinh viên Uganda gửi thư lên quốc hội kêu cứu, cho biết họ đang rất thiếu nhu yếu phẩm, bao gồm cả thực phẩm và khẩu trang y tế. Hôm 11/2, chính phủ Uganda thông báo họ "đang cân nhắc" kế hoạch sơ tán công dân.
Peter cho hay anh chưa trở về Nigeria kể từ lúc bắt đầu du học tại Trung Quốc, bởi chi phí đi lại rất tốn kém, nhưng nay, anh cảm thấy nhớ nhà.
"Gia đ́nh tôi vô cùng lo lắng, chắc chắn rồi, nhưng tôi cố gắng trấn an họ", anh nói.