Bức thư kiến nghị đến nay đă được hơn 530.000 người kư tên ủng hộ kiến nghị yêu cầu Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom phải từ chức, sau khi một người dùng Internet Canada đă đưa ra một bản Thỉnh nguyện thư trên trang web kiến nghị Change.org, chỉ trích Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus v́ đă đánh giá thấp nguy cơ bùng phát của dịch bệnh và yêu cầu ông từ chức.
Bức thư kiến nghị ông Tedros Adhanom từ chức Tổng giám đốc WHO đă thu được hơn 530 ngàn chữ kư ủng hộ (Ảnh: Đông Phương).
Theo trang tin Đông Phương (Hồng Kông) một người sử dụng Internet Canada tên là Osuka Yip đă khởi xướng thu thập chữ kư cho thư kiến nghị nói trên vào ngày 31/1/2020. Phiên bản chính được viết bằng tiếng Anh và được dịch sang các thứ tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Italy.
Bản kiến nghị đề cập đến việc, sau khi WHO ngày 23/1 từ chối tuyên bố dịch bệnh Viêm phổi do virus Corona mới là T́nh trạng khẩn cấp quốc tế về sức khỏe cộng đồng; số người bị nhiễm COVID-19 đă tăng 10 lần trong ṿng 5 ngày, từ 800 người lên gần 10.000 người.
Thư kiến nghị cho rằng số lượng ca nhiễm bệnh và tử vong đă tăng vọt trong một thời gian ngắn, một phần do sự đánh giá thấp của Tedros Adhanom về virus Corona mới; v́ vậy tác giả thư tin tưởng mạnh mẽ rằng ông Tedros Adhanom không phù hợp với vai tṛ Tổng Giám đốc WHO và yêu cầu ông phải từ chức ngay lập tức.
Ông Tedros Adhanom gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại Bắc Kinh (Ảnh Reuters).
Bản kiến nghị cũng tuyên bố rằng WHO cần trung lập về chính trị, nhưng Tedros Adhanom đă không có bất cứ cuộc điều tra nào, mà trực tiếp tin tưởng vào số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong do chính phủ Trung Quốc đại lục cung cấp, khiến rất nhiều người thất vọng. Thư cũng nhắc đến việc vùng lănh thổ Đài Loan có kỹ thuật y tế tiến bộ hơn một số các quốc gia thành viên khác và chỉ trích WHO không nên gạt Đài Loan ra ngoài v́ bất cứ lư do chính trị nào.
Hai ngày sau khi bức thư kiến nghị chung được công bố, số lượng người kư tên ủng hộ đă vượt quá 150.000 và nay đă lên tới hơn 530 ngàn người từ khắp nơi trên thế giới.
Ông Tedros Adhanom là người Ethiopia, sinh năm 1965, là Bộ trưởng Y tế Ethiopia từ 2005 đến 2012 và Bộ trưởng Ngoại giao nước này từ 2012 đến 2016. Ông được bầu làm Tổng giám đốc WHO vào năm 2017 với sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên Liên minh châu Phi, trở thành người châu Phi đầu tiên nắm giữ chức vụ này.
Ông nhậm chức vào ngày 1/7/2017, thay thế bà Margaret Chan, người Canada gốc Hoa, với nhiệm kỳ 5 năm. Trước thềm cuộc bỏ phiếu của Tổng giám đốc năm đó, khoảng 200 người biểu t́nh đă biểu t́nh bên ngoài địa điểm, phản đối việc để ông Tedros Adhanom, bị cáo buộc là “đại diện của một trong những chính quyền độc tài tàn bạo nhất thế giới” ứng cử vào chức Tổng giám đốc WHO, nhưng những tranh căi không ngăn việc ông Tedros Adhanom được bầu.
Ông Tedros Adhanom chịu nhiều sự chỉ trích trong vụ dịch bệnh COVID-19 (Ảnh: Apple Daily).
Sau khi nhậm chức, ông Tedros Adhanom đă bổ nhiệm cựu Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe làm đại sứ thiện chí vào tháng 10/2017, ca ngợi Robert Mugabe v́ những cam kết của ông ta đối với sức khỏe cộng đồng. Trớ trêu thay, tỷ lệ bác sĩ trên bệnh nhân ở Zimbabwe chỉ có là 1/100.000 và các nhân viên y tế đă tới tấp rời bỏ đất nước để đi t́m cơ hội sống. Khi bị bệnh, bản thân Mugabe cũng đă ra nước ngoài chữa trị.
Ông Tedros Adhanom bị phê phán đă biến WHO thành cơ quan xa rời thực tế, không hiểu ǵ về t́nh h́nh đất nước Zimbabwe; cuối cùng trước áp lực của dư luận, WHO đă phải rút lại quyết định bổ nhiệm Đại sứ thiện chí đối với ông Robert Mugabe. Tờ Washington Post khi đó nhận xét rằng việc bổ nhiệm Robert Mugabe là kết quả của việc Tedros Adhanom trả ơn ông ta trong Liên minh châu Phi và cảm ơn chính phủ Trung Quốc v́ đă ủng hộ mạnh mẽ ông trong việc được bầu giữ chức Tổng giám đốc WHO.
Chỉ trong một thời gian ngắn, COVID-19 đă trở thành đại dịch trên toàn cầu (Ảnh: Đa Chiều).
Theo Nihon Keizai Shimbun, trong đại dịch COVID-19 lần này, WHO do ông Tedros Adhanom đứng đầu đă bị nghi ngờ chịu áp lực của chính phủ Trung Quốc phải từ bỏ tuyên bố về sự kiện y tế công cộng quốc tế đột phát. Sau đó, ông bay tới Bắc Kinh để gặp nhà lănh đạo Tập Cận B́nh. Tại đây, ông ca ngợi Trung Quốc đă “công bố thông tin một cách minh bạch, xác định mầm bệnh trong một thời gian ngắn và chủ động chia sẻ tŕnh tự gen virus với WHO và các quốc gia khác”, “tốc độ và quy mô hành động rất hiếm, và kinh nghiệm này đáng để các quốc gia khác học hỏi”.
Đến ngày 30/1/2020, WHO đă chính thức tuyên bố dịch bệnh viêm phổi do virus Corona mới là “t́nh trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng”. Tại cuộc họp báo, Tedros Adhanom đă giải thích rằng đây không phải không tin Trung Quốc, thay vào đó ông hoàn toàn tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch bệnh và không bao giờ nghi ngờ tính minh bạch và cam kết của Trung Quốc trong việc bảo vệ người dân.
Ngày 3/2, khi một số quốc gia áp dụng các biện pháp với Trung Quốc như hạn chế nhập cảnh, di tản công dân, đ́nh chỉ tuyến bay với Trung Quốc; ông Tedros Adhanom đă tuyên bố “không cần phải phản ứng quá mức”.