Trung Quốc đang cố gắng xây dựng lại h́nh ảnh và trách nhiệm của một nước lớn thông qua các gói viện trợ thiết bị y tế, đặc biệt là khẩu trang - mặt hàng đang khan hiếm toàn cầu, khi bị lên án về trách nhiệm gây ra đại dịch, Bắc Kinh lợi dụng khó khăn của các nước khác để đóng vai « ân nhân của nhân loại », chủ yếu qua việc cung cấp khẩu trang.
Sản xuất khẩu trang tại một nhà máy ở Thượng Hải, Trung Quốc - Ảnh: AFP
Chỉ mới cách đây sáu tuần, Bắc Kinh phải thu ḿnh lại hứng chịu trận sóng thần phẫn nộ của người dân trong nước, và làn sóng chỉ trích của quốc tế. Giờ đây gió đă đổi chiều, nay đến lượt lănh đạo các nước mà đại dịch corona tràn sang đang bị đả kích. Đối với Bắc Kinh, đây là cơ hội tuyệt vời để khỏa lấp trách nhiệm, và c̣n hơn thế nữa, thủ vai « ân nhân », hào hiệp chia sẻ kinh nghiệm – và nhất là khẩu trang.
Trung Quốc vốn chiếm đến 80% năng lực sản xuất thế giới, chỉ cung cấp nhỏ giọt : 250 ngàn chiếc cho Iran, 200 ngàn cho Philippines, 2 triệu chiếc cho Ư, 1 triệu cho Pháp…Báo chí Hoa lục rầm rộ tuyên truyền, nhưng cố t́nh lờ đi đó là việc mua bán tiền trao cháo múc (đối với Ư), và « bánh ít đi bánh quy lại » sau khi đă nhận lượng viện trợ y tế không nhỏ của Pháp cách đây một tháng.
Sở dĩ Bắc Kinh có thể đánh bóng chân dung tự họa của ḿnh, đó là nhờ một ḿnh một chợ. Sau dịch, Trung Quốc đă huy động nhiều ngành để tăng sản lượng lên gấp 12 lần, sản xuất được 200 triệu khẩu trang một ngày, so với Pháp cao lắm là 300 triệu một…năm.
« Ngoại giao khẩu trang » để chuyển bại thành thắng
Đây là công cụ để gây áp lực : các nhà lănh đạo nước ngoài khi nhận được những mẩu bánh vụn này đă phải cảm ơn Trung Quốc. Theo các tin tức ở Bruxelles, Trung Quốc đă ra điều kiện khi cũng cấp trang thiết bị y tế cho bốn nước châu Âu, là phải thay đổi chủ trương về Hoa Vi (Huawei).
New York Times cho biết thêm, Trung Quốc cấm triệt để việc xuất khẩu trang, kể cả đối với các công ty ngoại quốc có nhà máy tại Hoa lục, đồng thời càn quét hầu hết lượng khẩu trang trên thị trường thế giới. Ngay từ tháng Giêng, Bắc Kinh tung người đi lùng sục những pharmacie của tất cả các nước để mua gom khẩu trang gởi về Trung Quốc, tạo ra nạn khan hiếm hiện nay.
Điều này tuy có thể hiểu được khi Vũ Hán bị dịch bệnh hoành hành, nhưng vấn đề là nay Trung Quốc lại dùng làm công cụ để bắt chẹt. Một nhà quan sát nhận xét : « Chế độ Bắc Kinh vừa không ngần ngại đàn áp công dân, vừa đ̣i hỏi người dân phải cám ơn ḿnh, và nay đến lượt thế giới. Sau khi làm cho cả hành tinh bị nhiễm con virus giết người, Trung Quốc lại muốn được ca ngợi như một đại ca, cả về đạo đức lẫn công nghệ ».
Trong cuộc điện đàm với thủ tướng Ư Giuseppe Conte, ông Tập Cận B́nh nêu ra dự án « Con đường tơ lụa y tế » : Trung Quốc đă chiến thắng con virus, sẽ hướng dẫn các đối tác. Cả một nghệ thuật chuyển bại thành thắng !
Minh bạch và tự do thông tin để chống dịch
Trên Le Point, tác giả Luc de Barochez trong bài « Con dê, chó sói và virus corona » nhắc lại câu chuyện con dê của ông Seguin – đă chọn lựa tự do rồi bị chó sói ăn thịt – trong truyện ngụ ngôn của Alphonse Daudet viết năm 1866.
Bài viết bày tỏ sự kinh ngạc khi một số người ca tụng việc chống dịch hiệu quả của Trung Quốc, trong khi chế độ độc tài này đă bưng bít nạn dịch ở Vũ Hán suốt nhiều tuần lễ, bắt nhốt các bác sĩ muốn cảnh báo, trục xuất các nhà báo ngoại quốc chỉ v́ tội đă đưa tin trung thực.
Theo tác giả, minh bạch và tự do thông tin là cần thiết để đấu tranh chống dịch bệnh. Không Nhà nước nào được cưỡng bức công dân phải chọn lựa giữa sức khỏe và tự do, lại càng không nên núp sau cái cớ y tế để tước đoạt tự do của người dân. Duy nhất Nhà nước pháp quyền mới có thể bảo đảm được cả hai, và chỉ có những công dân tự do mới có thể chấp nhận những rủi ro.
Virus corona và Nhà nước pháp quyền
Cũng trên Le Point, tác giả Nicolas Baverez nhận định, trận đại dịch này buộc các Nhà nước phải củng cố lại quyền lực, toàn cầu hóa một cách hợp lư hơn và tăng cường sự hợp tác.
Cuộc khủng hoảng virus corona đánh dấu hồi kết của ảo tưởng cho rằng sau sự sụp đổ của Liên Xô sẽ là thời đại vàng son cho an ninh. Trước đó, các vụ khủng bố ngày 11/9, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 hay làn sóng khủng bố những năm 2010 đă gieo rắc nỗi sợ, làm các chính phủ lúng túng. Về mặt địa chính trị, con virus từ Vũ Hán làm gay gắt thêm cuộc xung đột Mỹ-Trung và đại dịch này không cho phép người ta quay lại với thế giới cũ.
Công dân và chính quyền các nước phải chọn lựa giữa hai mô h́nh. Hoặc Trung Quốc chứng tỏ được chỉ có độc tài mới đáp ứng thách thức của thế kỷ 21, hoặc các nền dân chủ khẳng định được một sự thăng bằng mới giữa Nhà nước và thị trường, tự do và an ninh, khả năng phục hồi của các quốc gia và việc xây dựng trật tự quốc tế. Như Đài Loan, Nhật, Hàn đă chứng tỏ phối hợp hiệu quả giữa xử lư khủng hoảng và tôn trọng Nhà nước pháp quyền.
Độc tài & Dân chủ : 0-0
Về chủ đề này, cây bút b́nh luận Pierre Haski trên L’Obs cũng lưu ư đến việc không ít người ở phương Tây ca ngợi thành công của Trung Quốc độc tài, trong khi các nền dân chủ lúng túng khi con virus từ Vũ Hán tràn sang. Độc tài đă thắng Dân chủ 1-0 chăng ?
Tác giả cho rằng như vậy là quá vội vă gỡ bỏ trách nhiệm gây ra đại dịch toàn cầu của chế độ Bắc Kinh. Cuối tháng 12/2019, Trung Quốc đă biết chắc rằng con virus hung dữ lây từ người sang người, nhưng hai tuần sau Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn tuyên bố ngược lại, dựa theo thông tin dối trá của Bắc Kinh. Sau đó chế độ toàn trị này tỏ ra hiệu quả với biện pháp từ thời Trung Cổ : buộc cách ly, cộng thêm công nghệ giám sát. Dù thành công, nhưng vế sau không khỏa lấp được vế trước.
Tự do thông tin chính là sự bảo đảm để tránh những thảm họa mới mà như chúng ta đă thấy, không dừng lại bên trong biên giới của một quốc gia. Tất nhiên cũng phải xem lại việc giao phó an ninh y tế cho chuỗi cung ứng toàn cầu, làm ngơ trước lời cảnh báo của các nhà khoa học. Tác giả từng sống ở Bắc Kinh trong thời kỳ dịch SARS năm 2003, đă nghe các nhà dịch tễ học dự báo sẽ có ngày con virus xâm lăng khắp thế giới.
Tóm lại, tỉ số thực tế nhất giữa Độc tài và Dân chủ là 0-0. Đại dịch corona sẽ để lại những dấu ấn trong từng xă hội và trong tương quan quốc tế, điều quan trọng là chú ư không để cho lịch sử bị Bắc Kinh viết lại.
Tập Cận B́nh múa gậy vườn hoang
L’ Express cũng có cùng ư kiến, qua bài « Nhờ khủng hoảng, Trung Quốc muốn khoác vào chiếc áo lănh đạo thế giới », với bức vẽ minh họa Tập Cận B́nh mặc áo siêu nhân màu đỏ có những ngôi sao vàng.
Bộ máy tuyên truyền Bắc Kinh hoạt động tối đa, đề cao sự « ưu việt » của chế độ chính trị Trung Quốc trước đại dịch so với phương Tây. Nhiệm vụ quan trọng là thoái thác mọi trách nhiệm của Bắc Kinh, thông qua việc gieo rắc nghi ngờ : dù con virus xuất phát từ Vũ Hán nhưng bộ Ngoại Giao Trung Quốc lại nêu ra khả năng các quân nhân Mỹ là nguyên nhân gây dịch bệnh ! Người khổng lồ châu Á c̣n gây sức ép lên các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc WHO, Tedros Ghebreyesus được bầu lên nhờ sự vận động của Trung Quốc, không bỏ lỡ một cơ hội nào để ca ngợi Bắc Kinh.
Theo L’Express, dù ghi điểm nhưng « quyền lực mềm » Trung Quốc vẫn chưa thắng được cuộc chiến truyền thông. Bắc Kinh vẫn lo sợ dịch bùng lên trở lại, khi dân chúng vẫn chưa quên việc xử lư khủng hoảng một cách tệ hại của chính quyền trong thời gian đầu. Việc bóp méo thông tin cũng làm xấu đi hẳn h́nh ảnh Trung Quốc trước dư luận quốc tế, tuy nhiên tờ báo cho rằng đối với Mỹ, nếu để mặc cho Tập Cận B́nh múa gậy vườn hoang th́ cũng nguy hiểm không kém con virus Covid-19.