Sau khi một nhân viên xuất nhập cảnh tại Sân bay Heathrow (Anh) đă tử vong v́ COVID-19 chỉ trong ṿng 24 tiếng, con gái của ông cũng qua đời v́ căn bệnh này dolàm việc tại Bệnh viện Đa khoa quận Eastbourne, hạt East Sussex.
Sudhir Sharma, một nhân viên xuất nhập cảnh tại nhà ga T3 thuộc Sân bay Heathrow (London, Anh), đă tử vong hôm 25/3 v́ COVID-19. Ngày hôm sau, dược sĩ Pooja, con gái của người đàn ông xấu số, cũng qua đời ở tuổi 33 v́ căn bệnh quái ác. Tuy nhiên, nhà chức trách không cho rằng Sudhir nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nơi làm việc bởi ông đă nghỉ ở nhà từ hôm 7/1. Ngược lại, người đàn ông 61 tuổi rất có thể đă bị lây bệnh ở nơi khác.
“Đây là một thảm kịch đớn đau. Sudhir rất ḥa đồng và dễ mến, các đồng nghiệp đều tiếc thương ông ấy. V́ phải tuân thủ quy định cách ly nên có lẽ vợ ông không thể tham dự tang lễ của chồng. Mọi chuyện thật tồi tệ”, một nguồn tin cho biết. Sudhir là cư dân ở Hounslow, phía tây thủ đô London. Vài năm gần đây, do xuất hiện một số bệnh lư nền nên ông đành bỏ lỡ công việc. Măi đến gần đây, người đàn ông 61 tuổi mới quay lại vị trí ở pḥng xuất nhập cảnh, tiếp xúc nhiều với hành khách, nào ngờ lại xảy ra bi kịch.
Sudhir Sharma và con gái Pooja.
Pooja, con gái ông, làm việc tại Bệnh viện Đa khoa quận Eastbourne, hạt East Sussex. Cô đă phải nhập viện điều trị suốt 3 ngày, song vẫn bị virus SARS-CoV-2 cướp đi mạng sống. Cho đến nay, cơ quan chức năng vẫn không rơ liệu hai bố con Pooja có tiếp xúc gần với nhau ngay trước khi họ qua đời hay không. Nick Jariwalla, chỉ huy Lực lượng Biên pḥng tại Heathrow, phát biểu: “Sudhir là một nhân viên mẫn cán, tốt tính và giàu kinh nghiệm. Mọi người sẽ nhớ ông ấy rất nhiều”.
Một người bạn của Pooja chia sẻ: “Thật đau ḷng khi hay tin Pooja – một trong những đồng nghiệp của chúng tôi, đồng thời là bạn của tôi thời đại học – và bố cô ấy đă qua đời. Cầu cho linh hồn họ được an nghỉ. Xin gửi lời chia buồn sâu sắc, lời cầu nguyện và t́nh yêu chân thành nhất đến gia đ́nh họ”. Người này nói thêm: “Xin hăy kêu gọi người thân và bạn bè ḿnh đừng nên chủ quan trước dịch bệnh. Hăy tự cô lập, tránh đám đông càng xa càng tốt, ít nhất phải bảo vệ gia đ́nh của bạn”.
Nhân viên sân bay ở Anh đang phải đối mặt với nguy cơ nhiễm COVID-19 do không đảm bảo điều kiện an toàn.
Trước cái chết đột ngột của Sudhir, các nhân viên sân bay, đặc biệt là nhân viên xuất nhập cảnh, đă bày tỏ lo ngại về an toàn của bản thân trong bối cảnh điều kiện bảo vệ họ khỏi dịch bệnh không hề được đảm bảo.
Một nhân viên của Sân bay Heathrow cho biết: “Những dấu hiệu bùng phát dịch COVID-19 đă xuất hiện từ tháng 12, nhưng chúng tôi vẫn phải tiếp nhận các chuyến bay từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc. Cơ quan chức năng đă sàng lọc hành khách, sau đó dừng hẳn chuyến bay đến từ thành phố này, song máy bay từ những nơi khác ở Trung Quốc vẫn cất cánh đến London như thường”.
“Quay lại khoảng 6 tuần trước, chúng tôi vẫn phải đón hành khách từ miền Bắc nước Ư. Không chỉ vậy, máy bay từ Madrid (Tây Ban Nha) và các thành phố trên khắp nước Mỹ cũng ồ ạt đổ về đây. Thế mà khi họ đến nơi, sân bay chỉ phát cho chúng tôi ít gel diệt khuẩn và găng tay. Không có khẩu trang, không kính bảo hộ”, nhân viên giấu tên tiếp tục. “Ngay đến nhân viên thu ngân ở siêu thị Morrisons cũng được trang bị những thứ cơ bản này. Tôi phát điên mất”.
Họ phải tiếp xúc với hành khách trong t́nh trạng thiếu thốn trang thiết bị bảo hộ.
Chỉ mới vài ngày trước, hai đồng nghiệp của người này ở nhà ga T3 đă đeo khẩu trang đi làm. Nhưng khi đến nơi, họ lại bị yêu cầu tháo chúng ra. “Nhân viên xuất nhập cảnh như chúng tôi vẫn phải giải quyết visa cho người nước ngoài đến Anh giữa lúc đại dịch hoành hành. Tại sao vậy? Công dân Mỹ, Singapore, Canada, New Zealand, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có thể dễ dàng đi qua cổng điện tử e-Gate mà không phải đối chất với nhân viên sân bay”, nhân viên bức xúc. “Các quản lư tầng trung hỗ trợ chúng tôi khá nhiều, nhưng ban lănh đạo như giám đốc và trợ lư giám đốc, những người chỉ làm việc ở nhà hoặc trong văn pḥng kín kẽ, th́ chẳng giúp được ǵ. Mỗi nhà ga sân bay có tận 300 nhân viên. Lẽ ra họ phải đóng cửa nơi này từ mấy tuần trước”.
Phát biểu về t́nh trạng thiếu trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên sân bay, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Anh cho biết: “Chúng tôi luôn coi trọng sự an toàn của cộng đồng và đội ngũ nhân viên. Thể theo hướng dẫn của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), tất cả nhân viên đều được cung cấp quần áo và thiết bị bảo hộ, bao gồm khẩu trang và găng tay dùng một lần, khi cần tiếp xúc gần với bất cứ ai có triệu chứng nhiễm bệnh”.
Tính đến ngày 28/3, Anh ghi nhận hơn 14.500 ca nhiễm bệnh, 759 ca tử vong v́ COVID-19.