Đây sẽ là một cuộc chiến thật sự với F-35 Lightning II của Lockheed Martin, F/A-18EF Super Hornet của Boeing, Typhoon của Eurofighter, Gripen của Saab và Rafale của Dassault, bởi Lockheed Martin là một trong 5 nhà sản xuất đang tham gia cuộc chạy đua nhằm giành hợp đồng tiêm kích lên tới 10 tỷ Euro (10,9 tỷ USD) của quốc gia Bắc Âu.
"Bê bối" liên quan tới nhà sản xuất tiêm kích tàng h́nh F-35?
Ngày 16/4, một cựu tư lệnh của Lực lượng Pḥng vệ Phần Lan (Puolustusvoimat) đă bị tờ Helsingin Sanomat chỉ đích danh là nhân vật "vận động hành lang" cho hăng Lockheed Martin của Mỹ trong thương vụ mua tiêm kích thay thế cho những chiếc F/A-18C Hornet hết niên hạn.
Vị tư lệnh nói trên là Tướng không quân Jarmo Lindberg, người đă kết thúc nhiệm kỳ 5 năm lănh đạo Puolustusvoimat vào tháng 8/2019 và trải qua 6 tháng "cam kết" không tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào liên quan đến chức vụ trước đây của ông.
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1570185&stc=1&d=1587664106)
Tướng không quân Jarmo Lindberg trong một lần xuất kích trên tiêm kích F/A-18C Hornet.
Theo người phụ trách mua sắm vũ khí của Bộ Quốc pḥng Phần Lan Lauri Puranen, Lockheed Martin đă gửi thông báo về việc Lindberg sẽ cung cấp "dịch vụ cố vấn quản lư" cho họ thông qua công ty tư vấn "Suomalainen kenraalikonsultointi".
Công ty mới được đăng kư kinh doanh vào tháng 1/2020 và chỉ có một nhân lực là chính ông Lindberg nhấn mạnh rằng công việc nói trên không đồng nghĩa với "vận động hành lang".
Nhưng theo Giám đốc điều hành của Hiệp hội Chuyên gia Truyền thông Phần Lan (Procom) bà Elina Melgin và Giáo sư Anders Blom tại Đại học Turku, "dịch vụ cố vấn quản lư" là chức danh miêu tả công việc "môi giới".
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1570186&stc=1&d=1587664106)
Tướng Lindberg hiện là "cố vấn" cho nhà sản xuất tiêm kích tàng h́nh F-35, Lockheed Martin.
"Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào"?
Để chuẩn bị cho quá tŕnh đấu thầu tiêm kích, Bộ Quốc pḥng Phần Lan đă lên một danh sách các công ty và chuyên gia tư vấn được các nhà sản xuất ủy quyền.
Nếu nh́n vào danh sách này, rơ ràng viên tướng không quân không phải là nhân vật "nặng kư" duy nhất.
Ông Lindberg sẽ phải đối mặt với Đô đốc Juhani Kaskeala, tư lệnh Puolustusvoimat trong giai đoạn 2001-2009, người đang đóng vai tṛ cố vấn cho Boeing và cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Jan-Erik Enestam, một cố vấn cấp cao tại Cocomms, một đơn vị truyền thông cho nhà sản xuất BAE Systems.
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1570187&stc=1&d=1587664106)
Đô đốc Juhani Kaskeala hiện đang là cố vấn cho Boeing, nhà sản xuất tiêm kích F/A-18EF Super Hornet.
Theo ông Lauri Puranen, việc "chia sẻ chuyên môn" nói trên không những không phải là "bê bối" mà ngược lại hoàn toàn có lợi cho chính Bộ Quốc pḥng Phần Lan:
"Việc các cựu quan chức có kinh nghiệm về các hệ thống pḥng thủ của quân đội hỗ trợ các nhà sản xuất vũ khí soạn thảo đề nghị đấu thầu sẽ gián tiếp giúp chúng tôi (Bộ Quốc pḥng Phần Lan) nhận được các phản hồi thỏa măn yêu cầu.
Mục tiêu của chúng tôi là có được phương án với hiệu suất tốt nhất từ tất cả các đối tác".
Lockheed Martin là một trong 5 nhà sản xuất đang tham gia cuộc chạy đua nhằm giành hợp đồng tiêm kích lên tới 10 tỷ Euro (10,9 tỷ USD) của quốc gia Bắc Âu.
Đây sẽ là một cuộc chiến thật sự với F-35 Lightning II của Lockheed Martin, F/A-18EF Super Hornet của Boeing, Typhoon của Eurofighter, Gripen của Saab và Rafale của Dassault.
Tờ Helsingin Sanomat nhận định rằng đại dịch Covid-19 đă làm đ́nh trệ các cuộc thảo luận mua sắm vũ khí. Điều này được cho là do các trao đổi này chỉ có thể được tổ chức dưới h́nh thức gặp gỡ trực tiếp do các vấn đề "nhạy cảm quân sự" trong nội dung thảo luận.