Tổng thống Trump điện đàm, mời Tổng thống Putin họp thượng đỉnh G7. Không chỉ có vậy hai nhà lănh đạo thảo luận về đại dịch Covid-19, giá dầu, hợp tác vũ trụ và họp G7 mở rộng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đă gửi lời mời nhà lănh đạo Nga tham dự họp thượng đỉnh G7 mở rộng trong cuộc điện đàm ngày 1/6. Sự kiện dự kiến diễn ra vào tháng 9. Việc mời Nga tham dự đă vấp phải phản đối kịch liệt từ Anh và Canada, hai thành viên khác trong G7 (Nhóm các nước công nghiệp pháp triển).
Theo thông báo của điện Kremlin, tổng thống Mỹ là người khởi đầu cuộc gọi. Lănh đạo hai đước trao đổi về đại dịch Covid-19, giá dầu và hợp tác ngoài vũ trụ. Bên cạnh đó, hai người c̣n thảo luận về quyết định của Tổng thống Trump hoăn họp thượng đỉnh G7 tháng 6 tại Trại David và ư tưởng mời thêm một số nước tham dự.
"Ông Donald Trump đă thông báo về ư tưởng tổ chức họp thượng đỉnh G7 với khả năng mời thêm lănh đạo từ các nước Nga, Australia, Ấn Độ và Hàn Quốc", thông cáo của điện Kremlin cho biết.
Thông tin chính thức về trao đổi giữa hai nhà lănh đạo không đề cập đến làn sóng biểu t́nh bùng phát và leo thang tại nhiều thành phố Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo chung ở Helsinki, Phần Lan, vào tháng 7/2018. Ảnh: AFP.
Tổng thống Trump đề cập khả năng mời Nga dự họp thượng đỉnh G7 từ ngày 30/5. Thông báo được đưa ra cùng quyết định hoăn họp vào tháng 6, không lâu sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố không thể tham dự v́ t́nh h́nh dịch Covid-19.
Nhà lănh đạo Mỹ cho rằng G7 hiện không đủ tính đại diện cho t́nh h́nh thế giới và đă rất lạc hậu. Ông đề xuất thành lập một nhóm rộng hơn, có thể đặt tên là G10 hoặc G11. Ông thông báo hội nghị thượng đỉnh có thể diễn ra vào dịp cuối tuần trong tháng 9, trước hoặc sau kỳ họp của Liên Hợp Quốc.
Nhà Trắng sau đó khẳng định đề xuất của Tổng thống Trump nhằm tụ họp "các đồng minh truyền thống" và thảo luận về cách thức đối phó Trung Quốc.
Nga gia nhập nhóm các nước công nghiệp phát triển vào năm 1997, đưa nhóm trở thàng G8 với các thành viên c̣n lại gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy, Canada và Nhật Bản. Nước này bị khai trừ khỏi nhóm vào năm 2014, sau khi sáp nhập và tái thống nhất bán đảo Crimea bằng một cuộc trưng cầu dân Mỹ bị phương Tây hoài nghi.
Anh và Canada đă lập tức phản đối ư tưởng đưa Nga trở lại nhóm. Hai thành viên G7 cho rằng Nga cần thay đổi cách hành xử mà họ xem là hung hăng trên trường quốc tế.
Người phát ngôn chính phủ Anh nhận định Nga chỉ có thể trở lại "một khi dừng hoạt động hung hăng và gây bất ổn, vốn đe dọa sự an toàn của công dân Anh và an ninh tập thể của các đồng minh".
Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau chỉ trích Nga "tiếp tục không tôn trọng và khiêu khích các luật lệ cùng quy chuẩn quốc tế". Ông nhấn mạnh Nga sẽ "tiếp tục đứng ngoài nhóm".
VietBF@ sưu tầm.