Tên lửa hai tầng Electron của công ty Rocket Lab rời bệ phóng tại New Zealand lúc 4h19 hôm nay (giờ Hà Nội) nhưng không thể lên tới quỹ đạo.
Vụ phóng tên lửa Electron diễn ra thuận lợi trong vài phút đầu. Video: Rocket Lab.
Ban đầu vụ phóng có vẻ thuận lợi. Sau khoảng 6 phút, tên lửa bắt đầu giảm tốc độ và hạ độ cao. Rocket Lab cũng ngừng phát video trực tiếp về vụ phóng. Ngay sau đó, hăng này thông báo trên Twitter rằng tên lửa xảy ra trục trặc và làm mất 7 vệ tinh quan sát Trái Đất. Số hàng hóa này gồm 5 vệ tinh của hăng Planet, một vệ tinh của Canon Electronics và một vệ tinh của In-Space Missions.
"Chúng tôi gửi lời xin lỗi sâu sắc tới các khách hàng của tên lửa Electron. Một trục trặc đă xảy ra trong quá tŕnh đốt động cơ của tầng thứ hai", Rocket Lab cho biết.
"Vô cùng xin lỗi v́ chúng tôi đă không thể đưa vệ tinh của các khách hàng lên quỹ đạo. Chắc chắn chúng tôi sẽ t́m ra vấn đề, sửa chữa nó và sớm trở lại bệ phóng", Peter Beck, CEO của Rocket Lab, viết trên mạng xă hội Twitter.
Trước đó, Rocket Lab thông báo lùi lịch phóng hai ngày do thời tiết xấu. Tuy nhiên, thời tiết tốt lên khiến hăng này lại quyết định đẩy sớm một ngày, điều hiếm khi xảy ra trong ngành hàng không vũ trụ. Đây là chuyến bay thứ 13 của Rocket Lab, mang tên "Pics or it Didn’t Happen", và là chuyến bay thứ hai chỉ trong ṿng ba tuần, đánh dấu hai lần phóng sát nhau nhất mà hăng này từng thực hiện.
Kể từ khi thành lập năm 2006, Rocket Lab đă phóng tổng cộng 53 vệ tinh. Trong các nhiệm vụ hăng này từng thực hiện, chỉ có chuyến bay đầu tiên vào năm 2017 không thể lên tới quỹ đạo do trục trặc về kỹ thuật viễn trắc, không phải do tên lửa gặp vấn đề. Toàn bộ những chuyến bay c̣n lại đều thành công.
Rocket Lab cần sớm t́m ra nguyên nhân dẫn đến sự cố hôm 4/7 v́ hăng này c̣n nhiều kế hoạch lớn cho tương lai. Ví dụ, Rocket Lab sẽ phóng vệ tinh tới Mặt Trăng vào năm 2021 theo hợp đồng trị giá 9,95 triệu USD với NASA. Vụ phóng dự kiến diễn ra tại Cơ sở Bay Wallops, Virginia.
VietBF @ Sưu tầm