Loài vật không phải rắn nhưng vết cắn có nọc độc đáng gờm. Loài vật đó là Caecilian, loài vật này là lưỡng cư không có chân với h́nh dáng bên ngoài giống rắn. Đây chính là loài vật có xương sống đầu tiên trên cạn có thể tiết nọc độc sau vết cắn của chúng.
Theo New York Times, nếu như có một con vật nào đó lai giữa giun và rắn, có lẽ nó sẽ trông giống như một con caecillian. Đây là động vật không có chân, không phải giun và cũng chẳng phải rắn, và là loài lưỡng cư sống trong đất được t́m thấy ở nhiều vùng nhiệt đới trên toàn cầu.
Gần như dành phần lớn cuộc sống ở dưới đất, caecilian rất hiếm được phát hiện, và v́ vậy chúng ta biết rất ít về chúng. Đây là lư do mà Carlos Jared một nhà sinh học ở Viện Butantan tại thành phố Sao Paulo, Brazil, dành gần 3 thập kỷ qua để nghiên cứu về loài vật bí ẩn này.
Việc bắt một con caecilian thường mất nhiều giờ, theo ông Jared, v́ bạn phải mất thời gian đào bới, nhưng phải xúc xuống đất một cách nhẹ nhàng v́ nếu không th́ rất có khả năng lưỡi xẻng sẽ vô t́nh cắt con vật làm hai.
Khi nh́n thấy một con, bạn phải "nhảy ngay vào nó", tiến sĩ Jared cho biết. Và thường ông sẽ phải vật lộn với con vật để nhét nó vào túi. Tùy vào nhánh, một con caecilian có thể dài từ 5 cm tới 1,5 mét, và nhiều lần chúng đă thoát khỏi tay ông Jared vào phút cuối, nhờ vào một chất nhờn được tiết từ da.
Một giống caecilian có tên khoa học là Siphonops annulatus. Ảnh: Carlos Jared.
Nhưng tiến sĩ Jared cũng cho rằng sự bí ẩn và những đặc điểm sinh học khó hiểu của caecilian khiến công cuộc săn lùng mệt mỏi này trở nên xứng đáng. Phát hiện mới nhất của nhóm do ông Jared đứng đầu, công bố trên chuyên trang khoa học iScience, cho thấy miệng của loài caecilians có thể bao gồm những chiếc răng có khả năng tiết nọc, giống như của loài rắn.
Phát hiện này đánh dấu lần đầu tiên người ta t́m thấy nọc độc ở miệng của một loài lưỡng cư - lớp động vật mà lịch sử tiến hoá của chúng bắt đầu từ trước loài rắn hơn 100 triệu năm. Điều này cũng cho thấy caecilian là loài vật có khả năng bơm nọc độc vào đối tượng đầu tiên trên Trái Đất.
Cũng giống như nhiều loài lưỡng cư khác, caecilian từ lâu đă được cho là sở hữu nọc độc nhưng một cách bị động, tức là nếu có một con vật khác ăn chúng th́ sẽ bị ngộ độc. Một số loài rắn được coi là có nọc độc chủ động, tức là chúng có thể bơm nọc độc vào đối tượng.
V́ vậy nên anh Pedro Luiz Mailho-Fontata, người đang làm nghiên cứu hậu tiến sĩ với ông Jared, cảm thấy bất ngờ khi phát hiện một chuỗi các túi đựng dung dịch ở dưới chân răng của loài caecilian.
"Điều này có vẻ khác biệt", anh Luiz nhớ lại.
Các túi chứa dung dịch phía bên dưới hàm răng của loài caecilian. Ảnh: Carlos Jared.
Sau khi nghiên cứu miệng của những con caecilian non, anh Luiz xác định rằng các túi chứa dung dịch này mọc ra từ cùng một mô tạo ra răng.
Mô răng cũng là điểm khởi đầu của tuyến nọc độc ở rắn, điều này có thể giúp giải thích mục đích của những túi chứa dung dịch mới được phát hiện. Do không có chi để chống lại kẻ săn mồi hoặc con mồi, những động vật như rắn và caecilian phải dựa rất nhiều vào đầu của chúng.
Tiến sĩ Jared và nhóm của ông chưa thực hiện một nghiên cứu để đào sâu phân tích cấu tạo của những dung dịch chứa trong các túi dưới răng của caecilian, mặc dù xét nghiệm sơ bộ cho thấy chúng chứa protein cùng loại với thứ được t́m thấy trong nọc độc của rắn và côn trùng.
Vài năm trước, trong chuyến tới thăm pḥng thí nghiệm ở London, Marta Maria Antoniazzi, đồng tác giả của nghiên cứu, đă nhặt một con caecilian nhỏ xíu lên và ngay lập tức nó cắn vào tay cô.
"Đau ơi là đau", cô Antoniazzi nói và cho biết phải mất rất lâu để vết cắn nhỏ xíu đó kín miệng.
VietBF@ sưu tầm.