Đây gọi là thảm kịch th́ đúng hơn. Người lùn bị nhốt trong sở thú ở New York có cuộc sống như thế nào khi bị nhốt trong chuồng thú cùng với con đười ươi?
Lịch sử thành phố New York từng ghi nhận câu chuyện đời bi thảm của một người lùn bị nuôi nhốt cùng chuồng với một con đười ươi trong sở thú, để những kẻ hiếu kỳ mua vé vào ngắm nh́n, chỉ trỏ.
Thảm kịch bí ẩn
Một người đàn ông da đen bé nhỏ, cao chỉ gần 1m5 và nặng khoảng 46,7kg, đă bị biến thành người mẫu trưng bày trong sở thú. Bị gán cho biệt danh "người lùn Công nguyên thủy", anh bị nhốt giữ cùng chuồng với một con đười ươi ở đó.
Sự việc được coi là "tiết mục lôi cuốn nhất thế kỷ", thu hút hàng ngàn kẻ hiếu kỳ từ khắp nơi trên thế giới tới chiêm ngưỡng, đầu tiên là tại cuộc triển lăm ở hội chợ thế giới St. Louis ở bang Missouri vào năm 1904. Khi đó, chàng người lùn đă bị biến thành mẫu trưng bày cùng với một bộ tộc người Ainu đến từ một ḥn đảo ở phía bắc Nhật Bản.
Hai năm sau, chàng người lùn có tên Ota Benga, lúc đó 23 tuổi, được đưa về nuôi giữ cùng chuồng với một con đười ươi ở sở thú New York (hiện được đổi tên thành sở thú Bronx) thuộc thành phố New York.
Là cư dân mới nhất trong ngôi nhà khỉ ở Bronx, Ota nô đùa cùng đười ươi, đu bám và lăn lộn trên nền đất cũng như đấu vật vui với bạn nhốt chung chuồng như ngoài tự nhiên hoang dă. Chàng trai người lùn cũng nói liến thoắng một thứ ngôn ngữ mà đười ươi dường như cũng hiểu được.
Như phong tục làm đẹp của bộ lạc của ḿnh ở Congo, các răng của Ota được giũa sắc nhọn và điều này thường được sở thú vin vào để quảng cáo anh là người man rợ, có thể cắn xé con mồi.
Không đi giày nhưng được mặc trang phục hiện đại, Ota làm tṛ tiêu khiển cho đám đông bằng cách dùng cung tên bắn vào một mục tiêu. Với phí vào cửa 0,25 USD/người chưa kể 0,05 USD/người tiền đi xe điện ngầm, việc tham quan vườn thú nuôi nhốt Ota đă trở thành "thú vui buổi chiều rẻ tiền" và là cơ hội để chiêm ngưỡng "người nguyên thủy châu Phi chính cống".
Tờ New York Times gây chú ư với tít báo "Người rừng chung chuồng với đười ươi sở thú Bronx". Một bài báo khác trên tờ Zoological Society Bulletin miêu tả Ota là "con thú hung bạo kỳ lạ".
Tuy nhiên, Ota không phải là người nguyên thủy. Anh cũng không phải là người man rợ, mà là thành viên của một bộ lạc người cứ trú trong rừng ở Congo.
Phẫn nộ trước t́nh trạng phân biệt chủng tộc rơ ràng, các tu sĩ da đen rốt cuộc đă có thể buộc sở thú chấm dứt việc triển lăm người lùn Congo. Tuy nhiên, số phận của Ota không được cải thiện.
Răng Ota được mài nhọn hoắt như phong tục làm đẹp của bộ lạc anh ở Congo. (Ảnh: Daily Mail).
Theo cuốn "Spectacle: The Astonishing Life of Ota Benga" của nhà báo Pamela Newkirk, người đă bỏ công t́m hiểu về cuộc đời của Ota, vào ngày thứ Bảy, mùng 8/9/1906, những người đàn ông và đàn bà ăn diện tao nhă từ các biệt thự dọc các đại lộ thứ 5 và Madison, cũng như vô số người khác ở khu dân Do Thái, đă đổ xô tới Ngôi nhà động vật linh trưởng trong sở thú Bronx để chiêm ngưỡng "chàng trai có màu da sôcôla sáng diện quần trắng và áo khoác kaki, có thể là mắt xích bị thất lạc, nối liền giữa loài người và khỉ".
Hóa ra, William Temple Hornaday, giám đốc sở thú đă sáng tạo ra tṛ mới và tin rằng, Ota ở trên một nấc so với các động vật linh trưởng khác trong sở thú. Tới 40.000 người đă tới chiêm ngưỡng Ota mỗi ngày. Mỗi lượt, khoảng 500 người mua vé được tới sát gần để xem người đàn ông bé nhỏ chơi với một con vẹt, dùng cung tên bắn vào một mục tiêu hoặc trổ tài xe sợi, dệt chiếu và vơng.
"Bọn trẻ cười khúc khích và hét lên sung sướng, trong khi những người lớn th́ cười vang, hoàn toàn thoải mái, trước cảnh tượng lạ", nhà báo Newkirk viết.
Ota đă chịu đựng sự quan sát, chỉ trỏ đầy hiếu kỳ của người đời suốt một thời gian dài, cho tới khi lên tiếng cầu xin các nhân viên sở thú hăy giải thoát anh khỏi điều đó.
Kẻ đứng sau số phận bi thảm của Ota, khiến anh bị đưa khỏi Congo là Samuel Phillips Verner, một nhà truyền giáo kiêm nhà thám hiểm và cũng là ông bầu gánh xiếc giả mạo, kẻ t́m kiếm vận may và danh tiếng ở châu Phi. Verner từng hy vọng kiếm được bộn tiền nhờ mang các đồ tạo tác từ châu Phi trở về Mỹ bán cho các bảo tàng.
Ngoài việc xin tiền để đến châu Phi, bỏ rơi vợ con ở nhà và cặp kè với những người phụ nữ khác khi chu du, Verner c̣n bịa ra vô số câu chuyện huyễn hoặc về cách hắn có được Ota, nhưng có một điểm nhất quán trong lời kể của hắn là "nhấn mạnh về việc cuộc xâm chiếm Congo của Vua Bỉ Leopold II năm 1885 đă biến Ota cùng những người đồng bào của anh dễ trở thành nạn nhân của những kẻ buôn nô lệ và các nhà thám hiểm tự xưng người Mỹ như thế nào".
Cuối cùng, sự phẫn nộ quốc tế đối với "các tội ác chống lại loài người" đă dẫn tới việc chấm dứt thống trị của Vua Leopold vào năm 1908, nhưng Congo vẫn bị tổn hại nghiêm trọng. Nước này bị cưỡng đoạt hết các nguồn tài nguyên nhiên và người dân bị biến thành nô lệ.
Trong khi đó, mệt mỏi trước phản ứng dữ dội của công luận, Hornaday quyết định gửi người lùn Congo tới Trại mồ côi cho dân da màu Brooklyn Howar, nơi anh được dạy ăn uống và nói tiếng Anh. Điểm dừng chân tiếp theo và cuối cùng của Ota là Lynchburg, bang Virginia, nơi anh được một gia đ́nh nhận nuôi và chăm sóc.
Ota đă chơi đùa vui vẻ với trẻ em và biểu diễn cho chúng thấy những ǵ ḿnh đă được học ở quê hương Trung Mỹ, nhưng tinh thần anh suy sụp. Khao khát được trở về Congo, nhưng không có gia đ́nh, Ota cũng không c̣n quê hương để trở về. Người trong bộ lạc của anh hoặc đă chết hoặc đă bỏ chạy vào rừng già.
Và vào tháng 3/1916, Ota đă bắn một viên đạn xuyên qua trái tim tan vỡ của ḿnh, tự giải phóng khỏi cuộc đời đầy những cay đắng. Anh được chôn cất trong một ngôi mộ không được đánh dấu ở Lynchburg.
VietBF@ sưu tầm.