Trong một vụ kiện ở Ấn Độ, một ṭa án nước này đă triệu tập người sáng lập của Alibaba là Jack Ma và những người khác, yêu cầu họ ra ṭa vào ngày 29/7 hoặc nhờ luật sư hầu ṭa, nhưng đúng vào thời điểm nhạy cảm này, Jack Ma đột nhiên biến mất.
Tỷ phú Jack Ma bị ṭa án Ấn Độ triệu tập v́ kiểm duyệt thông tin và sa thải nhân viên Ấn Độ. (Ảnh: CNBC)
Trong bối cảnh tranh chấp Trung Quốc và Ấn Độ đang hồi căng thẳng, một loạt hăng công nghệ và công ty của Trung Quốc vấp phải làn sóng tẩy chay và rào cản khó khăn từ chính quyền New Delhi.
Mới đây, một ṭa án Ấn Độ đă triệu tập Alibaba và người sáng lập Jack Ma trong vụ án điều tra về hành vi sa thải nhân viên người Ấn. Nhân viên này cho biết anh bị sa thải sau khi phản đối lệnh kiểm duyệt thông tin và tin giả trên các ứng dụng của hăng.
Đây là diễn biến căng thẳng mới nhất sau khi Ấn Độ đưa ra lệnh cấm UC News, UC Browser, Tik Tok, We Chat và nhiều ứng dụng khác của Trung Quốc để trả đũa vụ đụng độ đẫm máu ở biên giới hai quốc gia. Trong số đó có hàng chục ứng dụng được vận hành bởi Alibaba.
Đối với việc “Jack Ma bị ṭa án Ấn Độ triệu tập”, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ công chúng thị trường của Alibaba là Vương Soái ngày 26/7 nói với bạn bè xung quanh ḿnh: “UC ở Ấn Độ xác thực đă nhận được một thông báo như vậy, UC Ấn Độ hiện đang xử lư nó theo quy tŕnh”.
C̣n về việc Jack Ma có biết hay không, Vương Soái nói: “Jack Ma có biết hay không, tôi vẫn không rơ. Ông ta sau khi nghỉ hưu càng ngày càng khó t́m hơn, tôi đă t́m cả một ngày rồi, tối nay tôi sẽ đến quán bar HHB t́m thử xem”.
Sau đó, Vương Soái lại đăng bài trên Sina Weibo, nói mọi người hăy giúp một tay. Quán bar HHB trên toàn quốc hiện có đến mấy cái… Năm 2019 Jack Ma đă mở quán bar âm nhạc HHB tại Hàng Châu, HHB nghĩa là đại ca đầu bằng.
Cùng ngày, Alibaba cho biết, UC luôn kiên định dốc hết sức phục vụ thị trường Ấn Độ và bảo vệ phúc lợi của nhân viên địa phương, chính sách phù hợp với pháp luật địa phương, bởi v́ sự việc vẫn đang trong xét xử, nên không thể đưa ra b́nh luận ǵ thêm.
Một người thân cận với Alibaba cho biết Jack Ma hiện vẫn chưa nhận được trát hầu ṭa.
Trong đơn khiếu nại, Parmar đưa ra nhiều ảnh chụp màn h́nh các tin tức mà UC News từng công bố, anh tố cáo nội dung của những tin tức này đều là giả.
Trong hồ sơ ṭa án 200 trang được công bố bởi Reuter ngày 20/7, Pushpandra Singh Parmar, một cựu nhân viên của UC Web trực thuộc Alibaba, cáo buộc công ty đă kiểm duyệt nội dung được coi là bất lợi cho Trung Quốc, cùng với các ứng dụng của UC Browser và UC News nhằm đưa ra các tin tức sai lệch, gây xôn xao dư luận xă hội và bất ổn chính trị.
Văn kiện tại ṭa cho hay, một thẩm phán dân sự tại một ṭa án địa phương ở quận Gurugram, một thành phố vệ tinh của New Delhi, Ấn Độ, đă gửi trát hầu ṭa cho Alibaba, Jack Ma, cùng hơn 10 cá nhân hoặc công ty, yêu cầu họ ra ṭa vào ngày 29/7 hoặc nhờ luật sư ra hầu ṭa. Thẩm phán cũng yêu cầu các công ty này và giám đốc điều hành phản hồi bằng văn bản nội trong 30 ngày.
Trong đơn khiếu nại, Parmar đưa ra nhiều ảnh chụp màn h́nh các tin tức mà UC News từng công bố, anh tố cáo nội dung của những tin tức này đều là giả, trong cáo trạng c̣n đính kèm một “danh sách những từ nhạy cảm” bằng tiếng Ấn Độ và tiếng Anh của tŕnh duyệt UC, bao gồm biên giới Trung-Ấn, chiến tranh Trung-Ấn, v.v. . Nội dung liên quan đến những từ nhạy cảm này sẽ bị hệ thống kiểm duyệt từ chối đăng bài, một cách tự động hoặc thủ công.
Parmar từng là phó giám đốc của chi nhánh UC Browser tại Gurgaon, cho đến khi anh bị sa thải vào tháng 10/2017. Anh hiện đang đ̣i công ty này khoản bồi thường thiệt hại trị giá 268.000$ .
Sau cuộc xung đột đẫm máu nổ ra ở biên giới Trung-Ấn vào giữa tháng 6, đă phát sinh cuộc vận động tẩy chay hàng “Made in China” tại Ấn Độ. Ngày 29/6, Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ lấy lư do lo lắng về an toàn, thông báo lệnh cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc bao gồm UC News, UC Browser, TikTok, WeChat và Weibo. UC Browser tạm thời bị dừng hoạt động và cắt giảm nhân viên ở Ấn Độ.
VietBF@sưu tập