Chính quyền Tổng thống Trump gần đây tăng nỗ lực để loại các ứng dụng "không đáng tin cậy" của Trung Quốc và gọi TikTok là "mối đe dọa đáng kể", mà sau khi thỏa thuận ByteDance đạt được với Oracle và Walmart về tương lai của TikTok, khiến China Daily chỉ trích là dơ bẩn và bất công.
"Những điều Mỹ làm với TikTok gần giống như một kẻ xă hội đen ép buộc một thỏa thuận kinh doanh phi lư và bất công với một công ty hợp pháp", báo nhà nước Trung Quốc China Daily viết trong bài xă luận hôm 23/9.
ByteDance, Oracle và Walmart trước đó đưa ra tuyên bố mâu thuẫn về các điều khoản của thỏa thuận cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ. ByteDance cho biết họ sẽ thành lập một công ty con ở Mỹ có tên là TikTok Global, trong đó họ sẽ sở hữu 80% cổ phần.
Tuy nhiên, Oracle và Walmart lại cho biết phần lớn quyền sở hữu TikTok Global sẽ nằm trong tay người Mỹ, tuân thủ theo lệnh hành pháp ngày 14/8 của Tổng thống Donald Trump rằng ByteDance phải từ bỏ quyền sở hữu TikTok trong ṿng 90 ngày.
"An ninh quốc gia đă trở thành vũ khí được Washington lựa chọn khi họ muốn kiềm chế sự trỗi dậy của bất cứ công ty nước ngoài nào hoạt động vượt trội so với các công ty cùng ngành ở Mỹ", China Daily viết.
Logo TikTok bên ngoài văn pḥng ở thành phố Culver, bang California, Mỹ, hôm 27/8. Ảnh: AFP.
Tờ báo khẳng định Bytedance không chỉ mất quyền kiểm soát công ty mà c̣n mất đi công nghệ cốt lơi họ đă tạo ra và sở hữu. "Trung Quốc không có lư do ǵ để bật đèn xanh cho một thỏa thuận như vậy", China Daily nhấn mạnh.
Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 21/9 cũng cho biết thỏa thuận ByteDance đạt được với Oracle và Walmart về tương lai của TikTok có thể sẽ không được chính phủ nước này chấp thuận.
Thỏa thuận về TikTok cần có sự chấp thuận của các cơ quan quản lư ở cả Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 21/9 tuyên bố chính quyền của ông sẽ không chấp nhận thỏa thuận cho phép ByteDance duy tŕ quyền kiểm soát TikTok tại Mỹ.
Chính quyền Trump gần đây tăng nỗ lực để loại các ứng dụng "không đáng tin cậy" của Trung Quốc và gọi TikTok là "mối đe dọa đáng kể". TikTok hiện có khoảng 100 triệu người dùng ở Mỹ, đặc biệt phổ biến ở người trẻ tuổi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân khẳng định cơ sở an ninh quốc gia mà Mỹ sử dụng để "đàn áp các công ty Trung Quốc" là "không có căn cứ", nhấn mạnh doanh nghiệp Trung Quốc luôn tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy tắc quốc tế và luật pháp Mỹ.