Một người Mỹ gốc Việt vừa được trả tự do và đă về đến nhà ở thành phố Orange chiều Thứ Năm, 22 Tháng Mười, sau khi người đàn ông này bị công an Việt Nam bắt vô cớ tại Đồng Nai hôm 7 Tháng Bảy, 2018, và sau đó bị án tù 12 năm v́ bị cáo buộc tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” .
Ông Michael Phương Minh Nguyễn tại ṭa án ở Sài G̣n hôm 24 Tháng Sáu, 2019 khi bị tuyên án. (H́nh: Getty Images)
Tin này được bà Nguyễn Bảo Hiếu, vợ ông Michael, xác nhận với nhật báo Người Việt qua tin nhắn hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Mười.
Bà không cho biết chi tiết nào khác.
Theo bản án được đưa ra ngày 24 Tháng Sáu, 2019, ông Michael sẽ bị trục xuất về Hoa Kỳ sau khi măn hạn tù.
Tại một cuộc họp báo ở ṭa thị chính Orange hôm 2 Tháng Tám, 2018, gia đ́nh ông Michael Phương Minh Nguyễn xác nhận ông về Việt Nam ngày 27 Tháng Sáu, 2018, bị công an Việt Nam bắt giữ tại tỉnh Đồng Nai trong khi đang trên đường từ Đà Nẵng về Sài G̣n, và sau đó bị giam tại thành phố này.
Khi bị bắt, ông có mang theo trong người $1,200 và 1 triệu đồng Việt Nam cùng một số quần áo.
Từ 7 đến 16 Tháng Bảy, ông Michael bị giam ở một nơi gia đ́nh không biết.
Và trong thời gian này, phía Việt Nam không thông báo cho phía Mỹ biết họ đang giam giữ một công dân Hoa Kỳ, mặc dù hai bên có thỏa thuận là phía Việt Nam phải báo cho phía Mỹ biết chuyện này trong ṿng bốn ngày.
Tại buổi họp báo, ông Mark Roberts, em rể của ông Michael, và là phát ngôn viên của gia đ́nh, cho biết, măi đến ngày 17 Tháng Bảy, phía Việt Nam mới báo cho ṭa Đại Sứ Mỹ biết ông Michael đang bị giam giữ.
Ngày 31 Tháng Bảy, tổng lănh sự Hoa Kỳ được phép gặp ông Michael lần đầu tiên tại trại tạm giam trên đường Phan Đăng Lưu, quận B́nh Thạnh, Sài G̣n.
Trong thời gian chồng bị giam, bà Hiếu gơ cửa nhiều nơi nhờ can thiệp, và được nhiều dân cử địa phương cấp liên bang và tiểu bang can thiệp.
Hiện chưa biết tại sao ông Michael được trả tự do trước thời hạn.
Trong khi đó, theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết, hôm 6 Tháng Mười, Việt Nam và Mỹ có tổ chức trực tuyến cuộc đối thoại nhân quyền thường niên, kéo dài 3 giờ đồng hồ.
Cuộc đối thoại đề cập đến nhiều vấn đề nhân quyền, bao gồm tầm quan trọng của những tiến bộ đang tiếp diễn và hợp tác song phương về pháp quyền, tự do ngôn luận và hội họp, tự do tôn giáo và quyền của người lao động.
Đối thoại năm nay cũng bao gồm quyền của các thành phần dân số dễ bị tổn thương, như những nhóm sắc tộc thiểu số và người khuyết tật.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhấn mạnh việc thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do căn bản vẫn là cốt lơi trong chính sách ngoại giao của Mỹ và đóng vai tṛ chủ chốt trong việc gia tăng đối tác toàn diện Mỹ-Việt.
Phía Mỹ có sự tham dự của ông Atul Keshap, phó phụ tá ngoại trưởng đặc trách Châu Á-Thái B́nh Dương; ông Scott Busby, phó phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền, và Lao Động; và ông Daniel Kritenbrink, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Đại diện phía Việt Nam là ông Đỗ Hùng Việt, vụ trưởng Vụ Các Tổ Chức Quốc Tế Bộ Ngoại Giao, và ông Hà Kim Ngọc, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Có điều lạ là, sau khi cuộc họp kết thúc chừng 3 giờ đồng hồ, công an Hà Nội bắt giam cô Phạm Đoan Trang, một nhà báo độc lập và là tác giả một số sách nổi tiếng, tại Sài G̣n.
Cho đến nay, đại sứ Mỹ tại Hà Nội cũng như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chưa chính thức lên tiếng vụ cô Trang bị bắt, mặc dù có một số quốc gia Châu Âu và tổ chức quốc tế lên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do cho cô.
Trong khi đó, một nguồn thân cận của nhật báo Người Việt cho biết, ông Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, có thể đến Việt Nam trong những ngày tới.