Tờ báo Courrier International của Pháp đă có nhiều bài về thời sự nhưng tuần này lại dành trang nhất cho một chủ đề mang tính chất hoài niệm, nói về một quá khứ không xa đă bị dịch Covid-19 xóa bỏ.
Dưới tựa lớn trang b́a “Đêm ơi, hăy trở về”, tạp chí Pháp giải thích: “Với lệnh giới nghiêm được ban hành, kể như không c̣n cuộc sống về đêm, không c̣n không gian cho kết giao xă hội, cho sáng tạo, cho sự phá cách”. Trên báo chí quốc tế, bàng bạc những nỗi luyến tiếc về một thời kỳ đă qua.
Trong bài xă luận của ḿnh, Courrier International ghi nhận tâm trạng hụt hẫng, thiếu vắng mà nhiều người cảm nhận sau khi lệnh giới nghiêm được thiết lập vào giữa tháng 10, rồi sau đó là thông báo tái phong tỏa để chống Covid-19. Hụt hẫng là v́ cuộc sống xă hội về đêm đă bị mất đi, không c̣n bất kỳ h́nh thức ḥa đồng xă hội nào, không c̣n khả năng gặp gỡ, đi chơi…
Đối với tạp chí Pháp, cuộc sống về đêm là cả một mảng hoạt động kinh tế, với các quán ba, nhà hàng, nhưng cũng là những sinh hoạt văn hóa với các nhà hát, rạp chiếu phim. Bên cạnh đó, đối với mỗi người, cuộc sống về đêm c̣n là một nơi thử nghiệm, đôi khi là một lối thoát, một phần không nhỏ trong cuộc sống thường nhật của chúng ta.
Dịch bệnh bùng phát trở lại quá mạnh đă làm mất đi tất cả những thứ đó, không chỉ ở Pháp, mà ở cả những nơi khác như ở Ư (nơi một số cuộc biểu t́nh đă nổ ra sau khi công bố các hạn chế mới), ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland, Vương Quốc Anh, thậm chí cả ở Đức.
Theo nhật báo Bồ Đào Nha Pùblico mà Courrier International trích dịch, nghe qua th́ cuộc sống về đêm có vẻ không là ǵ, nhưng đó là không gian sống quan trọng mà chúng ta không tiếp cận được nữa. Vấn đề mà tờ báo đặt ra không phải là xem xét lại sự cần thiết phải có các biện pháp mạnh mẽ để hạn chế sự lây lan của virus, mà chỉ là t́m hiểu xem việc mất đi cuộc sống về đêm sẽ ảnh hưởng thế nào đến trạng thái tâm lư con người và sự năng động của các thành phố.
Nhật báo Bồ Đào Nha đă phỏng vấn không chỉ những “con cú đêm”, mà cũng gặp gỡ các triết gia, các nhà xă hội học, nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ, và tất cả đều nói về tầm quan trọng của đêm trong sự cân bằng của chúng ta, trong việc h́nh thành nhân cách của mỗi người. Publico viết: “Ban đêm là nơi thảo luận, chung sống, sáng tạo, phá bỏ giới hạn, quyến rũ và gặp gỡ bất ngờ, là nơi đối chọi ư tưởng và thích nghi với sự khác biệt và với những thực tế mới.
“Không có đêm, Paris không c̣n là Paris nữa”
Nh́n dưới một lăng kính khác, phóng viên tại Paris của nhật báo Đức Süddeutsche Zeitung đă đi dạo vào đêm cuối cùng ở thủ đô Pháp, một hôm trước khi bị giới nghiêm.
Đối với nữ kư giả Đức, quả là thật đau ḷng khi thấy “một nửa thành phố bị mất đi, một nửa với màn đêm, một nửa với trăng”. Nếu không c̣n cuộc sống về đêm, Paris không c̣n là Paris nữa, và đấy cũng là trường hợp của mọi thành phố: Berlin, Luân Đôn, Madrid, và cả Marseille, Rennes, Toulouse…
Pham
|
|