Vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn, kiếm như thế nào? Lịch sử đă ghi lại rằng sau khi nghe tŕnh lại cụ Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc th́ Bảo Đại giơ hai tay lên và buột miệng nói câu tiếng Pháp “Ca vaut bien le coup alors” (Như thế th́ thật đáng thoái vị).
Năm 2017, cuốn sách Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng của tác giả Lư Nhân Phan Thứ Lang đă gây chú ư với độc giả khi cung cấp nhiều thông tin, sử liệu mới mẻ và thú vị về nhân vật đặc biệt này. Hồi đầu năm 2018, cuốn sách thứ hai của cùng tác giả mang tên Bảo Đại - Hoàng đế cuối cùng cũng đă ra mắt. Cuốn sách không chỉ tập hợp khối lượng tư liệu đáng kể về vị vua cuối cùng của Việt Nam mà giống như sự quan chiếu thêm về Nam Phương hoàng hậu qua vua Bảo Đại và ngược lại. Được sự đồng ư của Sài G̣n Books, ****.vn trích đăng một phần nội dung sách.
Khi Bảo Đại quyết định thoái vị, ông trở thành vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, chế độ phong kiến chấm dứt tại Việt Nam.
"Chủ tịch chính phủ mới là Nguyễn Ái Quốc, th́ ta đáng thoái vị" - Vua Bảo Đại
Vào những ngày trung tuần tháng Tám năm 1945, người dân cả nước từ quê đến tỉnh đều nô nức đón chờ ngày Chính phủ Cách mạng lâm thời của nước Việt Nam độc lập ra mắt quốc dân. Từ đây, chính phủ quân chủ sẽ cáo chung, Vua Bảo Đại phải thoái vị.
Vào những ngày này, Vua Bảo Đại tỏ ra buồn chán v́ chưa tin vào lời hứa của cách mạng sẽ để yên cho cựu hoàng và gia quyến. Việc cả gia đ́nh Nga hoàng bị sát hại sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917 đă làm cho Bảo Đại lo sợ. Sáng 22/8, ông Phạm Khắc Ḥe, Ngự tiền Văn pḥng Đổng lư của Bảo Đại mang bức điện của Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ từ Hà Nội đánh vào và ở dưới kư tên Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum và Hồ Hữu Tường. Nguyên văn bức điện:
“Một chính phủ nhân dân cách mạng lâm thời đă thành lập, Chủ tịch là cụ Hồ Chí Minh. Yêu cầu đức vua thoái vị ngay để củng cố và thống nhất nền độc lập nước nhà”.
Khi cầm bức điện trong tay đọc xong, vẻ mặt Bảo Đại tỏ ra buồn lo, v́ câu sấm “Nam Đàn sinh Thánh” đă không đúng và câu sấm “vạn đại dung thân” cũng sai nốt. Bảo Đại nghĩ là sai v́ từ trước đến giờ Bảo Đại cũng như những người dân ở Huế chưa hề nghe nhắc đến cụ Hồ Chí Minh. Và ngay cả đến Phạm Khắc Ḥe cũng c̣n bán tín bán nghi, không biết cụ Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc có phải cùng là một người không. Nhưng để tŕnh lại nhà vua nên Phạm Khắc Ḥe đă vội vă chạy đi t́m ông Tôn Quang Phiệt để hỏi cho rơ.
Không gặp được ông Phiệt, Phạm Khắc Ḥe tới ngay nhà ông Đào Duy Anh để hỏi xem, may ra ông Đào Duy Anh là nhà nghiên cứu có thể biết rơ Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc là ai. Ông Đào Duy Anh t́m nhiều tài liệu lịch sử th́ thấy nói ông Nguyễn Ái Quốc hoạt động cách mạng bôn ba hải ngoại nhiều nơi, hoạt động chính trị khi ẩn, khi hiện nên đă phải có nhiều tên khác nhau, c̣n tên Hồ Chí Minh th́ chưa có sách báo nào ghi cả và cũng không thấy ai nhắc đến.
Ông Ḥe thấy ông Anh trả lời c̣n mơ hồ nên chạy tới ông Vũ Văn Hiền để hỏi lại xem sao. Ông Hiền là một luật sư cũng để ư đến việc chính trị và biết rơ những hoạt động cách mạng của Việt Minh nên trả lời: “Đúng rồi! Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc”. Ông Ḥe nghe vậy mừng quá, chạy vội về báo tin cho Vua Bảo Đại.
Khi Bảo Đại nghe ông Ḥe tŕnh lại cụ Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc th́ Bảo Đại giơ hai tay lên và buột miệng nói câu tiếng Pháp “Ca vaut bien le coup alors” (Như thế th́ thật đáng thoái vị). Bảo Đại vốn từ bé học bên Pháp nên hay nói tiếng Pháp trong gia đ́nh khi có những chuyện vui buồn, riêng tư. Nay được tin vui nên Bảo Đại cũng buột miệng dùng tiếng Pháp. Bảo Đại chỉ dùng tiếng Việt khi làm việc hoặc tiếp xúc với dân chúng.
Sau khi nghe Phạm Khắc Ḥe báo cáo rơ như vậy, Bảo Đại bảo ông Ḥe thảo điện văn trả lời cho Ủy ban Nhân dân Cách mạng Bắc Bộ kẻo trễ. Toàn văn điện như sau:
“Khâm phụng Hoàng đế, văn pḥng tôi trả lời bức điện số 6 DT của Ủy ban rằng: Ngài vui ḷng thoái vị ngay và sắp đặt sẵn sàng, nhưng v́ có trách nhiệm trước lịch sử và toàn thể quốc dân và muốn Chính phủ mới chính thức ra mắt quốc dân một cách long trọng, Ngài mong ông Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Cách mạng lâm thời gấp về Thuận Hóa để Ngài giao chính quyền và Ngài muốn cho ông biết ngày làm lễ ấy. Đồng thời, Hoàng đế lại sắc văn pḥng để sao chuyển bức điện văn này cho nhà đương chức Nhật Bản và Ủy ban Nhân dân Cách mạng tại Thuận Hóa biết”.
Tới chiều 25/8, ông Phạm Khắc Ḥe lại nhận được bức điện của Chính phủ lâm thời tại Hà Nội gửi vào viết rằng:
“Hoan nghênh tinh thần dân chủ và đoàn kết, thống nhất của Hoàng đế. Yêu cầu Hoàng đế hạ dụ chính thức thoái vị để yên ḷng dân. Đại biểu Chính phủ lâm thời sắp tới Thuận Hóa”.
Thế là, ngay chiều hôm đó, ông Phạm Khắc Ḥe cho niêm yết tại Phủ Văn Lâu bản chiếu thoái vị và bản tuyên chiếu với Hoàng tộc. Cũng đồng thời, bản chiếu thoái vị của Hoàng đế được gửi đến các ông khâm sai Bắc Bộ, Nam Bộ và các tỉnh trưởng Trung Bộ để biết.
Kể từ lúc nhận được bức điện từ Hà Nội gửi vào, Bảo Đại đă được trấn an nên dành thời giờ để ngồi tâm sự với ông Phạm Khắc Ḥe. Bảo Đại nói là hiện giờ ông có một đồn điền riêng mới khẩn hoang trồng chè ở Blao trên Quốc lộ 20 từ Đà Lạt xuống Sài G̣n và cho biết ư định sau khi thoái vị sẽ về Blao sinh sống bằng cái đồn điền chè, ở đó Bảo Đại c̣n có hai chiếc xe cam-nhông có thể đóng lại để dùng làm xe đ̣ chở thuê và ông Ḥe cũng ngỏ ư thuê lại một chiếc để sinh sống. C̣n thức ăn th́ Bảo Đại nói ở gần rừng, thỉnh thoảng vác súng đi săn cũng đủ thịt để ăn không hết, nếu bắn được cọp th́ dư tiền để sống phong lưu.
Nhưng mọi người trong Đại nội vào những ngày cuối tháng Tám th́ thật buồn, người nào cũng lo nghĩ là khi Hoàng đế mất ngôi, chế độ mới lên thay Hoàng tộc sẽ sống như thế nào… Một bầu không khí hoang mang bao trùm cả Hoàng tộc.
Đến 14h chiều ngày 26/8/1945, Bảo Đại làm lễ báo cáo việc thoái vị với tổ tiên tại Thái Miếu, cũng là nơi thờ của Gia Long và các vua kế tiếp. Sự kiện này diễn ra trong ṿng giới hạn các quan thân tín, c̣n những hoàng thân quốc thích không ai tới dự v́ tâm trạng của họ lúc đó quả thật buồn lo.
Sau khi làm lễ xong, Bảo Đại về điện Kiến Trung để từ biệt bá quan. Bảo Đại và Nam Phương đứng nghiêm để các quan chắp tay, cúi đầu vái mỗi người ba vái. Bảo Đại tỏ ra thản nhiên, nhưng bà Nam Phương th́ rơi nước mắt.
[...]
Cảnh Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm được tái hiện tại bảo tàng Lịch sử - Cách mạng Thừa Thiên - Huế.
Lá cờ vàng của nhà vua sẽ hạ xuống, thay vào cờ đỏ sao vàng
Tới ngày 29/8, ngay từ sáng sớm, dân chúng Huế đă lũ lượt kéo nhau tới sân vận động, tề tựu đông đủ để dự lễ mít tinh chào mừng phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời ở Hà Nội vào Huế để nhận tiếp nhận ấn kiếm của Bảo Đại.
Đúng hẹn, vào lúc 4 giờ chiều, phái đoàn Chính phủ lâm thời tới điện Kiến Trung và được ông Phạm Khắc Ḥe đón ở cửa điện, hướng lên bậc tam cấp để vào pḥng khách nơi Bảo Đại sẽ tiếp phái đoàn. Tại pḥng khách lớn này, Bảo Đại khăn áo chỉnh tề và vui vẻ từ pḥng khách bước ra cửa đón phái đoàn vào.
Sau gần một tiếng đồng hồ, Vua Bảo Đại và phái đoàn nói chuyện vui vẻ và đi đến ấn định lễ thoái vị sẽ cử hành đúng 4 giờ chiều ngày hôm sau, ngày 30/8/1945 tại Ngọ Môn. Lá cờ vàng của nhà vua sẽ được treo lên lại, khi làm lễ xong sẽ hạ cờ vàng thay vào lá cờ đỏ sao vàng của Cách mạng.
Gần 4 giờ, có hàng chục ngh́n người đă tụ tập trước Ngọ Môn, dưới kỳ đài và đang nô nức đón chờ giờ phút lịch sử sẽ diễn ra, đánh dấu sự kiện chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến và từ nay sẽ có một chính quyền khác do nhân dân làm chủ.
Để biết thêm về lễ thoái vị của vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn - chúng ta hăy đọc lại một đoạn trích trong hồi kư của nhà sử học Trần Huy Liệu, trưởng phái đoàn của Chính phủ Cách mạng lâm thời năm 1945, người đă vào kinh đô Huế để dự lễ thoái vị và nhận ấn kiếm của Bảo Đại:
“Ngày 30/8/1945, theo giờ đă định, năm vạn nhân dân nội thành Huế đă tập trung trước cửa Ngọ Môn, cờ đỏ sao vàng rực rỡ bên bờ sông Hương và trên mặt sông, điểm vào những chiếc thuyền bềnh bồng giữa ḍng nước xanh biếc. Xe của phái đoàn từ từ tiến vào cửa chính Ngọ Môn giữa tiếng hoan hô vang dậy của dân chúng. Ngồi trong chiếc xe mui trần, tôi nhớ lại những trang lịch sử: cửa chính Ngọ Môn này trước kia chỉ mở tiếp đón ‘thiên sứ’ của triều đ́nh Trung Quốc đến phong tước. Hồi thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam, khi đến Thuận Hóa, tên thống tướng Đờ Cuốc-xi (De Courcy) đă gây chuyện với Tôn Thất Thuyết về việc đ̣i mở cửa Ngọ Môn để tiếp nó. Ngày nay, xe của phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ngang nhiên tiến vào cửa chính Ngọ Môn của Hoàng thành Huế, tự bản thân của sự việc th́ không có ǵ là lạ, nhưng chính là kết quả thắng lợi của bao nhiêu năm đấu tranh chống thực dân, phong kiến dưới sự lănh đạo của Đảng.
Bảo Đại chít khăn vàng, mặc Hoàng bào đứng chực sẵn ở cửa. Phái đoàn bước lên Ngọ Môn, dân chúng hoan hô sôi nổi. Đến lượt Bảo Đại đọc chiếu thoái vị. Đọc xong, Bảo Đại hai tay dâng chiếc kiếm dài nạm ngọc và sau đó là chiếc ấn h́nh vuông. Tôi thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tiếp nhận hai vật tượng trưng cho chế độ phong kiến.
Trong giây phút thiêng liêng, nếu sự việc chỉ có thế th́ cũng thật đơn giản. Nhưng trong đó c̣n có chuyện khá buồn cười. Chiếc kiếm dài nạm ngọc và ấn vàng này theo lời người ta nói đều từ Gia Long để lại. Cùng với ấn kiếm c̣n có một chiếc túi gấm đựng bộ quân cờ bằng ngọc và những thứ lặt vặt quư giá khác. Khi tiếp nhận thanh kiếm của Bảo Đại dâng lên th́ không có ǵ đáng kể. Nhưng khi tiếp nhận chiếc ấn vàng, tôi đă phải chịu đựng sức nặng bất ngờ của chiếc ấn. Chiếc ấn nặng tới 7 kư-lô-gam vàng! Thú thật với các bạn, khi giơ hai tay đỡ chiếc ấn, tôi có ngờ đâu nó nặng đến thế nên không chuẩn bị tư thế từ trước. Tuy vậy, khi chiếc ấn nặng trĩu đă nằm trong tay tôi, tôi phải cố gắng vận dụng hết sức b́nh sinh để chống đỡ, không để nó trĩu xuống, nhất là đừng để người tôi khỏi nghiêng ngả, v́ tư thế của tôi lúc ấy có phải thuộc riêng của tôi đâu, mà là tư thế của một vị đại diện Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đương làm một việc rất quan trọng trong giờ phút lịch sử. Cũng may là tôi đă làm tṛn trách nhiệm ‘nặng nề’ ấy. Chẳng những thế, sau khi đă lấy ấn kiếm của Bảo Đại, tôi phải giơ lên cho hàng vạn dân chúng đương ngóng trông ở trước cửa Ngọ Môn xem. Tôi càng giơ lên và đưa đi đưa lại th́ dân chúng càng hoan hô. Nhiều người sung sướng quá nhảy chồm lên, tung mũ, tung nón. Cố nhiên là không ai biết đến sự nỗ lực của tôi đến tột bực trong khi hai cánh tay như muốn rời ra.
Sau khi nhận ấn kiếm rồi, tôi thay mặt Chính phủ đọc một bài diễn văn tuyên bố xóa bỏ chính thể quân chủ từ ngày xưa để lại và chấm dứt ngôi vua cuối cùng của triều Nguyễn. Quay lại phía Vĩnh Thụy (Bảo Đại) tôi gắn cho hắn một huy hiệu của người công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.
[…]
Sau cuộc lễ, một nhà báo đến phỏng vấn tôi về cảm tưởng khi nhận ấn kiếm của Bảo Đại, tôi nói: ‘Trong cuộc đời tham gia cách mạng, chống thực dân phong kiến, tôi đă hai lần được sống trong những giờ phút sung sướng: lần thứ nhất là lúc thảo Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám và hôm nay được nhận ấn kiếm của tên vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam’.
Ngày 2 tháng Chín năm 1945, tại quảng trường Ba Đ́nh, Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Tôi cũng báo cáo về việc phái đoàn vào Huế nhận việc thoái vị của Bảo Đại và đệ ấn kiếm lên Hồ Chủ tịch”.
VietBF@ sưu tầm.