Những điều bí ẩn tại giếng nước không đáy ở Hà Tĩnh. Điều lạ lùng chẳng ai biết cái giếng có từ bao giờ, nhưng hạn hán đến mấy cũng không vơi, lũ lụt to cũng không ngập, bốn mùa nước trong vắt.
Giếng không đáy!?
Cư dân làng cổ Ấu Sơn (nay thuộc xă Phú Gia, Hương Khê, Hà Tĩnh) từ bao đời nay vẫn tôn thờ một cái giếng tự nhiên nằm ngay trước ngôi miếu cổ ở đầu làng: “Giếng Không Đáy” đền Trầm Lâm.
Những người già nhất trong làng cũng chẳng biết cái giếng này có từ bao giờ, nhưng những câu chuyện huyền bí về giếng thiêng th́ già trẻ lớn bé, hầu như người nào cũng rơ.
Nhấp ngụm nước chè xanh c̣n ấm nóng, ông cụ trông coi đền vừa gầy vừa nhỏ nhưng c̣n rất nhanh nhẹn hoạt bát bắt đầu kể cho chúng tôi nghe “bài tủ” của làng ḿnh.
Chuyện kể rằng thuở xa xưa, vùng đất này là chốn rừng sâu nước độc, dân cư c̣n thưa thớt hơn cả muông thú. Một hôm có người đàn ông trong làng vào rừng săn bắn, do mải đuổi theo con thú bị thương mà lạc giữa rừng già.
Quang cảnh đền Trầm Lâm
Mệt mỏi, đói khát, ông ta vừa ṃ mẫm giữa đại ngàn vừa cầu khẩn thần linh phù hộ. Thế rồi đột nhiên có vùng đất sáng sủa quang đăng hiện ra trước mắt, cây cỏ xanh tươi. Giữa khung cảnh yên b́nh ấy là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần đang cưỡi trên lưng con trâu trắng thong dong gặm cỏ.
Vừa mừng vừa sợ, ông ta vội vàng chạy đến định hỏi thăm đường. Thế nhưng vừa nghe tiếng động, cô gái thảng thốt kêu lên một tiếng th́ cũng là lúc đất dưới chân con trâu sụp xuống, cả người lẫn vật biến mất. Đến gần mới hay chỗ đó đă trở thành một giếng nước sâu thăm thẳm, rộng chừng chục sải tay.
Người thợ săn tuy được một phen kinh hăi, nhưng cũng nhờ có nước giếng cầm hơi mà sáng hôm sau t́m được đường về. Ông đem câu chuyện kỳ lạ kể với các bô lăo trong làng, mọi người đều cho rằng đó là Tiên nữ giáng trần, bèn cùng nhau t́m vào chỗ cái giếng để dựng miếu phụng thờ, mong được thần tiên phù hộ.
Kể từ khi có miếu, nước giếng ngày càng trở nên tinh khiết, chim muông, rùa, cá tụ về rất nhiều. Cũng từ đó dân làng Ấu Sơn dường như được Trời phù hộ, cả người lẫn vật đều ít ốm đau bệnh tật, mùa màng cũng thường thuận lợi, tốt tươi.
Cái giếng bí ẩn cũng chưa bao giờ cạn nước. Theo các cụ già trong làng th́ vào năm 1953, ở vùng này hạn hán diễn ra rất khốc liệt, ao hồ khe suối đều trơ cả đáy. Ấy vậy mà cái giếng này, mặc dù nằm trên đồi cao nhưng mực nước lại không hề suy giảm mảy may, trở thành cứu cánh cho cả làng.
Lạ hơn nữa là cái giếng dường như không có đáy, hay ít ra là chưa ai có thể đo được độ sâu của nó bao giờ. Nghe kể ngày c̣n bị Pháp chiếm (khoảng những năm đầu thế kỷ 20), một “ông Tây” từng cưỡi ngựa đến, mang theo cuộn dây hàng trăm mét buộc vào ḥn đá để đo. Thế nhưng thả hết cả cuộn mà chưa thấy sợi dây chùng, ông ta cũng hoảng bèn kiếm cớ bỏ đi, c̣n hẹn lần sau mang thêm dây… đo tiếp!
Nước trong “giếng không đáy” mùa này có màu ngọc lục bảo rất đẹp
Lại có chuyện cách đây chừng ba bốn mươi năm, có một giáo viên trong vùng cũng không tin vào chuyện giếng không có đáy nên dẫn học sinh ra đo giếng. Đo không được, vị giáo viên bực tức nên buông nhiều lời báng bổ thánh thần. Hậu quả là mấy hôm sau, người này bỗng nhiên đổ bệnh tâm thần không chữa được(!?)
Cũng theo truyền thuyết trong làng th́ xưa kia, gia đ́nh nào có lễ lạt, cúng đơm mà nghèo khó quá, không sắm nổi bát đũa, mâm bàn… để bày biện th́… ra giếng khấn. Thế rồi chỉ lát sau, một chiếc thuyền chất đầy những vật dụng kia sẽ nổi lên cho mà mượn.
Nhà đó sau khi sử dụng xong phải lau rửa cẩn thận rồi đem ra giếng trả. Nhưng có một lần nọ, người chủ nhà v́ ḷng tham nên lén đánh tráo mất mấy món đồ rồi mới đem trả lại. Thế là từ đó cái thuyền không bao giờ xuất hiện nữa, gia đ́nh kia cũng lụn bại, phải bỏ xứ mà đi.
Chuyện kỳ lạ c̣n chưa hết, dân trong làng quả quyết rằng nước giếng đổi màu theo từng mùa trong năm: mùa xuân màu xanh, mùa hạ phớt hồng, mùa thu màu trắng c̣n mùa đông lại chuyển thành đen. Điều này quả thực khó kiểm chứng, chỉ biết rằng khi chúng tôi đến thăm vào một buổi sáng mùa xuân, nước giếng nổi bật lên một màu xanh ngọc rất ấn tượng.
Ngôi đền chứa vật báu vua ban
Không những nổi tiếng về “Giếng thần không đáy”, bản thân đền Trầm Lâm cũng ẩn chứa nhiều câu chuyện ly kỳ, trong đó nổi bật nhất là chuyện về những báu vật được vua Hàm Nghi ngự ban từ hàng trăm năm trước.
Theo đó, năm 1885 vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết hộ giá kháng Pháp, sau khi phải rời bỏ kinh thành Huế đă rút về khu vực Hương Khê, Hà Tĩnh, viết Hịch Cần Vương hiệu triệu sỹ phu binh lính, dự định mưu sự lâu dài.
Tuy nhiên quân Pháp biết tin đă nhanh chóng đuổi theo truy bắt. Một tối nọ, nhà Vua vừa chợp mắt th́ bỗng thấy một nàng tiên áo xanh hiện lên báo mộng: “Bọn Bạch quỷ đang đưa quân vây ráp, nhà Vua cần định liệu cho mau!”.
Tỉnh giấc, nhà vua lập tức cho mời các trọng thần vào bàn bạc. Sáng hôm sau Vua đích thân vào đền lễ tạ, sắc phong Đức Thánh Mẫu đền Trầm Lâm là “Thượng thượng đẳng tối linh thần”, lại ban cho lễ vật gồm: một tấm hoàng bào, hai thanh gươm quư, một đôi tượng voi bằng vàng ṛng, một tượng voi bằng đồng, ngoài ra c̣n có áo măo triều thần, cờ, lọng…
Một số bảo vật vua ban c̣n giữ được đến ngày nay (ảnh chụp lại)
Từ đó các vật phẩm này trở thành của báu, được cả làng Ấu Sơn truyền đời nâng niu ǵn giữ. Mỗi năm cả làng lại họp để bầu ra một vị “đạo chủ” trông coi bảo vật vua ban. Việc chọn người diễn ra hết sức công phu, cẩn trọng.
Người được chọn phải có đủ bốn điều kiện: vợ chồng đang thượng tại (c̣n sống); gia đ́nh nề nếp gia phong; thông thạo lễ nghi; và đặc biệt phải có niềm tin kính. Sau khi dân làng bầu chọn, c̣n phải vào đền làm lễ để xin Thánh Mẫu chuẩn y, nếu không được th́ người “đạo chủ” cũ phải tiếp tục trông coi, chờ đến sang năm chọn lại.
Những bảo vật đó đến tận ngày nay vẫn được các “đạo chủ” giữ ǵn nguyên vẹn, được niêm phong cẩn mật trong két sắt, mỗi năm chỉ mang ra hai lần làm lễ phơi đồ và lễ “mộc đục” (lau chùi). Khi bàn giao cho “đạo chủ” mới phải kiểm đếm cẩn thận và dùng cân tiểu ly cân lại trọng lượng hai con voi vàng.
Sở dĩ có chuyện cân đong là bởi đă từng một lần xảy ra thất lạc. Chuyện kể rằng, vào năm 1936, “đạo chủ” Lê Triết có người con trai là Lê Yêm nảy ḷng tham, đánh tráo voi vàng bằng một con giả giống hệt. Người này sau đó đem voi vàng sang đất Lào để đổi lấy một đàn ḅ. Thế nhưng trên đường trở về, anh ta bị một con ḅ nổi điên, húc chết ngay tại chỗ.
Kẻ bày mưu cho anh ta tên là Lưu Duyên, lúc đó đang ở nhà th́ bỗng phát chứng bệnh thần kinh, đem đứa con nhỏ bỏ vào nồi nước sôi để… luộc. Bà vợ đi chợ về thấy cảnh cha luộc con, khiếp đảm quá mà chết đứng.
Những người bên Lào sau khi biết chuyện cũng quá kinh hăi nên đă đem con voi vàng vẫn c̣n nguyên vẹn sang xin làm lễ để trả lại cho đền. Từ đó việc coi sóc, bảo quản lại càng được dân làng cẩn trọng. Ngay cả các “đạo chủ” cũng như quan chức địa phương, nếu muốn mở niêm phong phải vào đền làm lễ, xin âm dương được th́ mới dám mở ra.
Ngày nay, lễ “rước sắc” vẫn được cả làng long trọng tổ chức vào ngày mồng bảy tháng Giêng hàng năm để rước các bảo vật từ nhà đạo chủ cũ sang nhà đạo chủ mới.
Vào ngày lễ, cả làng đều ăn mặc chỉnh tề. Kiệu rước di ảnh vua Hàm Nghi đi trước, tiếp theo là các món bảo vật, sắc phong được các bô lăo thành kính đội trên đầu. Đoàn rước đi từ đền Trầm Lâm qua Thành Sơn Pḥng của Hàm Nghi thuở trước, dạo một ṿng trong làng rồi mới về nhà đạo chủ mới.
Ấu Sơn nay chẳng c̣n là chốn rừng thiêng nước độc. Ngôi đền Trầm Lâm cũng đă được mang danh “di sản cấp quốc gia”, được đầu tư tu sửa, bề thế hơn, to đẹp hơn… nhưng vô h́nh trung lại làm mất đi cái “hồn” linh thiêng bí ẩn thuở xưa.
Câu chuyện về “giếng thần không đáy” tuy chẳng c̣n hấp dẫn đám trẻ con bằng các tṛ chơi công nghệ, nhưng vẫn được người dân nơi đây trân trọng giữ ǵn, bởi nó chính là lịch sử và văn hóa đáng tự hào mà những người “đi mở cơi” xa xưa c̣n để lại.
VietBF@ sưu tầm.