Đây có lẽ là trận chiến kinh hoàng nhất với Trung Quốc. 20 vạn quân phương Bắc xâm lược Đại Việt, chỉ 50 trở về. Trận chiến đó diễn ra nư thế nào?
Đại thắng quân Thanh năm 1789 là một trong những chiến công lừng lẫy trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Theo đó, giặc mang 200.000 quân sang xâm chiếm Đại Việt, nhưng chỉ có khoảng 50 tên tháo chạy trở về...
Cuối năm 1788, theo sự cầu viện và dẫn đường của Lê Chiêu Thống, hoàng đế nhà Thanh cử hơn 200.000 quân, kéo sang xâm lược nước ta.
Theo lệnh của hoàng đế Càn Long, Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị được giao thống lĩnh hơn 200.000 quân Thanh sang xâm lược nước ta.
Được tin quân Thanh chuẩn bị kéo sang xâm lược nước ta, cuối năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, bố cáo thiên hạ trước khi kéo quân ra Bắc đánh dẹp quân Thanh.
Tác giả của câu nói "Cho giặc ngủ trọ một đêm rồi ta đuổi nó đi" là quân sư Ngô Th́ Nhậm, người có “nước cờ Tam Điệp” chuẩn xác, góp công lớn trong chiến thắng quân Thanh.
Trước khi kéo quân ra Bắc đánh giặc, vua Quang Trung dừng chân tại Nghệ An để tuyển quân. Tại đây, vua đă triệu kiến La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp bàn kế đánh giặc. Những nhận định của Nguyễn Thiếp đều rất chuẩn xác, vua rất vừa ư, qua đó củng cố niềm tin chắc thắng cho quân Tây Sơn.
Bốn đô đốc được giao nhiệm vụ chỉ huy quân Tây Sơn trong chiến dịch tiêu diệt quân Thanh năm 1789 bao gồm: Đô đốc Lộc, đô đốc Long, đô đốc Tuyết, đô đốc Bảo. Cánh quân c̣n lại do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy, các tướng Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân làm tiên phong.
Sầm Nghi Đống là một trong những chủ tướng của quân Thanh dưới quyền Tôn Sĩ Nghị. Khi quân ta tấn công đồn Khương Thượng rạng sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, Sầm Nghi Đống thất bại, hoảng sợ, thắt cổ tự tử.
Theo giáo sĩ De la Bissachere ở nước ta khi đó, số quân Thanh kịp theo chân Tôn Sĩ Nghị chạy thoát về Trung Quốc chỉ c̣n khoảng 50 người.
VietBF@ sưu tầm.