Dấu mốc 200 năm được xác định từ sự kiện chuyến đi đến Nam Hà của thuyền trưởng người Mỹ tên John White trên con tàu Franklin tới Vũng Tàu và Gia Định vào năm 1819 và ở đến năm 1820 mới rời đi.
Trước đó, từ năm đầu thời Gia Long, con tàu mang tên Fame của Hoa Kỳ lần đầu tiên khởi hành đi Cochinchina (Nam Kỳ) và cập cảng Turon (Đà Nẵng) vào ngày 21-5-1803. Đây chính là sự kiện khởi đầu quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ thế kỷ 19.
Tuy nhiên, tại tọa đàm lần này, các nhà nghiên cứu gặp nhau ở nhận định: quan hệ Việt - Mỹ khởi đầu từ những trắc trở do khác biệt quá rơ giữa hai nền văn hóa, thậm chí cả các quan niệm về ứng xử xă hội và tôn giáo...
Ngoài một số nhà chuyên môn có tham luận đặt ra các vấn đề về nghiên cứu quan hệ Việt - Mỹ theo từng giai đoạn như: 1939 - 1954 (TS Phạm Thị Thu Nga), 1995 - 2005 (PGS.TS Trần Nam Tiến), hợp tác trong lĩnh vực giáo dục Việt - Mỹ sau 1995 (Nguyễn Thu Vân) hoặc nghiên cứu trường hợp nhà trí thức Bùi Viện đi Mỹ (Lê Minh Quốc)... đáng chú ư có tham luận của TS Đỗ Thanh Hà đặt vấn đề về hợp tác văn hóa Việt Nam - Hoa Kỳ.
TS Đỗ Thanh Hà nhắc trong chính sách đối ngoại của ḿnh: "Hoa Kỳ luôn xem văn hóa là phương tiện mà nhờ đó một xă hội rộng lớn và không có nguồn gốc như nước Mỹ có thể duy tŕ được bản sắc và vai tṛ lănh đạo toàn cầu".
Đặc biệt hơn, nhà nghiên cứu Trần Hữu Phúc Tiến tại hội thảo đă đưa ra gợi ư muốn "xem Sài G̣n có vai tṛ như một cửa ngơ mở ra mối quan hệ Việt - Mỹ".
Ông Tiến cho rằng sự kiện thuyền trưởng John White và tàu Franklin đến Gia Định năm 1819-1820 thực sự có ư nghĩa. Trong lần ấy John White đă được Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt tiếp và sau này trong hồi kư của ḿnh, John White c̣n ghi lại ấn tượng về một vị quan cởi mở.
Ông Phúc Tiến cũng t́m được những tư liệu cho thấy John White vẽ bản đồ Gia Định, vẽ h́nh chiến thuyền triều Nguyễn và tư liệu cho thấy đoàn của John White đă viếng thăm xưởng tàu Chu Sư (sau này là Ba Son), lại có nhận định về phụ nữ Gia Định lúc bấy giờ ăn mặc đẹp...
"Từ hai trăm năm trước người Mỹ đă đến Gia Định và được người dân Gia Định đối xử tốt, đây thực sự là một dấu ấn tốt đẹp đánh dấu khởi đầu mối giao t́nh Việt - Mỹ", ông Phúc Tiến nhận định.
Nhà sử học Dương Trung Quốc - tổng biên tập tạp chí Xưa & Nay, đơn vị đồng tổ chức tọa đàm - cho rằng đây chỉ là khởi đầu việc nh́n lại mối quan hệ Việt - Mỹ từ lịch sử. "Có nhiều vấn đề cần đặt lại, nhiều nguồn tư liệu cần khai thác cả từ Việt Nam và phía Mỹ", ông Quốc gợi ư.
|