Hạ viện Canada thông qua bản kiến nghị do đảng Bảo thủ đối lập đề xuất với số phiếu 266-0. Thủ tướng Justin Trudeau cùng nội các đảng Tự do cầm quyền của ông bỏ quyền biểu quyết, song nhiều nghị sĩ phổ thông của đảng này vẫn ủng hộ kiến nghị.
Dự thảo kiến nghị đă được sửa đổi trước khi bỏ phiếu để thêm vào nội dung liên quan đến Olympic, nói rằng nếu chính phủ Trung Quốc tiếp tục "ngược đăi" người Duy Ngô Nhĩ th́ Canada kêu gọi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) không tổ chức Olympic Mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh.
Chính phủ Trung Quốc bác bỏ tất cả cáo buộc từ phương Tây liên quan đến sự tồn tại của những "trại cải huấn" ở Tân Cương. Bắc Kinh đă ra báo cáo khẳng định đây là những cơ sở giáo dục kỹ năng mà học viên có thể tự nguyện tham gia, được thiết lập như một giải pháp dự pḥng pḥng chống khủng bố.
Trước khi Quốc hội Canada ra kiến nghị trên, một số chính khách ở Mỹ, Canada cùng nhiều nhóm hoạt động đă kêu gọi tẩy chay Olympic Mùa Đông tại Bắc Kinh v́ các vấn đề liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ đề nghị này.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa ngay sau đó đă lên án gay gắt động thái của Quốc hội Canada là can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc và là "sự khiêu khích ác ư đối với 1.4 tỷ người Trung Quốc".
Cơ quan này chỉ trích việc Quốc hội Canada gọi các biện pháp mà Bắc Kinh áp dụng với người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ tại khu tự trị Tân Cương là "diệt chủng". Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố "diệt chủng được định nghĩa rơ ràng trong luật pháp quốc tế mà không ai có thể gắn nhăn đó cho Trung Quốc".
"Trong hơn 6 thập kỷ qua, quy mô kinh tế của Tân Cương đă tăng hơn 200 lần và GDP b́nh quân đầu người tăng khoảng 40 lần, và tuổi thọ ước tính của con người tăng từ 30 lên 72 tuổi."
Số liệu của Trung Quốc cho thấy dân số người Duy Ngô Nhĩ tăng từ 10 triệu vào năm 2010 lên 12.7 triệu vào năm 2018, cao hơn rất nhiều so với mức tăng dân số của người dân tộc Hán ở Tân Cương.
Sứ quán Trung Quốc chất vấn rằng các nghị sĩ Canada ủng hộ bản kiến nghị nói trên chưa từng đến Tân Cương hay Trung Quốc, nhưng lợi dụng vấn đề này để thao túng chính trị với mục tiêu can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc và "cứng rắn với Trung Quốc" v́ lợi ích riêng.
Người phát ngôn cũng cáo buộc Canada chính trị hóa thể thao và vi phạm tinh thần Olympic, cũng như tổn hại lợi ích của tất cả vận động viên.
Quan chức này nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến Tân Cương là vấn đề về chống bạo lực, chống khủng bố và chống ly khai. Theo đó, kể từ năm 2018 đă có hơn 1.200 quan chức Liên hợp quốc, các nhà ngoại giao, nhân viên truyền thông cùng đại diện tôn giáo từ hơn 100 nước đến thăm Tân Cương và chứng kiến "sự phát triển thịnh vượng và ổn định" của khu vực này, đồng thời ghi nhận nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan của Tân Cương.
"Canada sẽ không thành công và chúng tôi thúc giục các chính khách nh́n nhận thực tế và ngừng can thiệp vào nội chính của Trung Quốc, ngừng t́m kiếm lợi ích cá nhân bằng sự vụ Tân Cương và ngừng vở kịch chống Trung Quốc," người phát ngôn sứ quán Trung Quốc nêu.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 22/2 nói rằng nước này "là quốc gia trước sau luôn bảo vệ và thúc đẩy phát triển nhân quyền... Các khu vực có dân tộc thiểu số tập trung như Tân Cương, Tây Tạng,... là những điển h́nh về tiến bộ quyền con người của Trung Quốc".
VietBF @ Sưu tầm