Tôi không bao giờ quên buổi chiều hôm ấy, khi tôi đang ngồi ôn thi đại học trước thềm nhà th́ một cụ già râu tóc bạc phơ bước vào xin nước uống. Uống xong, cụ không đi ngay mà cứ đứng đấy nh́n tôi chằm chằm. Tôi c̣n chưa kịp nói ǵ th́ cụ già đă cất lời: “Con đang lo sợ môn thi ngày mai đúng không?”. “Sao cụ biết?” – tôi thốt lên ngạc nhiên, v́ quả thực đó là môn tôi bị mất gốc và không ôn tập được ǵ. Cụ già cười hiền từ: “V́ sao ta biết không quan trọng, quan trọng là ta có cách giúp con thi tốt”.
Nói rồi cụ già lấy trong chiếc bị cói đeo bên vai ra hai cái gói nhỏ đưa cho tôi và bảo: “Mai vào pḥng thi, lúc nào thấy bí, hăy mở cái gói xanh ra, nó sẽ giúp con làm bài dễ dàng”. “Vậy c̣n cái gói màu đỏ này th́ sao?” – tôi hỏi rồi giơ cái gói c̣n lại lên. “Cái gói ấy con cứ giữ lại, đến khi nào thấy cuộc sống thật sự khó khăn, bế tắc th́ hăy mở ra. Nhớ: chỉ mở khi nào con thấy cuộc sống thật sự khó khăn, bế tắc!” – cụ già nhắc lại rồi chào tôi và bước vội đi…
Hôm sau, vào pḥng thi, đọc đề phát là tôi bí ngay. Chợt nhớ tới bảo bối của cụ già, tôi vội lấy cái gói màu xanh mở ra th́ thấy hai con xúc xắc: con thứ nhất khắc các số 1, 2, 3, 4, con c̣n lại khắc các chữ cái A, B, C và D. Tôi tung 2 con xúc xắc lên, chúng xoay tít một hồi rồi dừng lại: con thứ nhất dừng ở số 1, con thứ hai dừng ở chữ B. Tôi lập tức khoanh tṛn đáp án B cho câu số 1. Cứ thế, chỉ một loáng tôi đă làm xong bài thi…
Năm ấy, tôi đỗ thủ khoa. Rất nhiều lần tôi rất muốn t́m cụ già để cảm ơn nhưng đành chịu v́ không biết t́m bằng cách nào. Thi thoảng, tôi lại lôi cái gói màu đỏ ra và tự hỏi: “Bên trong này là cái ǵ?”. Tự hỏi thế thôi chứ tôi không dám mở, v́ tôi vẫn nhớ lời cụ dặn: “Chỉ mở ra khi cuộc sống thật sự bế tắc, khó khăn!”.
VietBF@sưu tập