Từ Hy Thái Hậu là người sùng bái thái giám Lư Liên Anh nhất. Chính nhờ được sủng ái mà ông ta có một cuộc đời viên măn. Câu chuyện sau khi ông ta chết đi rồi th́ lại khác hẳn khi c̣n sống.
Nếu nói tới thái giám được Từ Hy Thái hậu sủng ái nhất, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ tới An Đức Hải, Tiểu Đức Trương và Lư Liên Anh. Quả thật như vậy, ba người này đều có thể nói là tâm phúc bên cạnh Từ Hy, đặc biệt là Lư Liên Anh.
Vào những năm cuối đời của Từ Hy Thái hậu, người bên cạnh để dựa vào không phải hoàng đế, mà chính là thái giám Lư Liên Anh. Một ngày 3 bữa của bà đều có Lư Liên Anh bầu bạn ở bên cạnh.
Ngoài việc này ra, Từ Hy Thái hậu c̣n hay cho gọi Lư Liên Anh tới tẩm cung của bà, đàm đạo về thuật trường sinh của Hoàng Lăo, hễ nói chuyện là suốt cả đêm.
Xét theo quy định được hoàng đế Ung Chính đặt ra, phẩm cấp cao nhất của thái giám không được vượt quá tứ phẩm, thế nhưng Lư Liên Anh lại được lại được ban cho đội mũ lông công nhị phẩm, mà Lư Liên Anh lúc này mới có bốn mươi sáu tuổi. Từ đó có thể thấy sự sủng ái Từ Hy Thái hậu dành cho ông ta.
Tháng mười năm Quang Tự thứ 30 (tức năm 1908), Từ Hy Thái hậu qua đời. Sau khi xử lư xong việc tang lễ cho Từ Hy Thái hậu, Lư Liên Anh rời khỏi hoàng cung ḿnh đă sống hơn nửa đời người. Cuối cùng ông cũng được xuất cung để an hưởng tuổi già.
Trong những năm tháng làm thái giám dài đằng đẵng, Lư Liên Anh đă gom góp được gia tài khổng lồ cho ḿnh, c̣n nhận bốn đứa con trai của các anh em ḿnh làm con thừa tự. Thế nên vào những năm tháng tuổi già, Lư Liên Anh cũng được coi như là một cụ già hạnh phúc với "con đàn cháu đống"!
So với những thái giám khác, hoàn cảnh sống của Lư Liên Anh tốt hơn họ rất nhiều.
Sau khi xuất cung, Lư Liên Anh không hề quay lại quê hương của ḿnh, ông lựa chọn sống ổn định tại Bắc Kinh.
Vị thái giám này có tổng cộng bốn căn nhà tại Bắc Kinh, hai nơi trong số đó được ông mua lại, một nơi do chính ông xây lên, c̣n một nơi được Từ Hy Thái hậu ban thưởng cho.
H́nh ảnh Từ Hy Thái hậu.
Năm xưa vào thời điểm liên quân 8 nước tiến đánh Bắc Kinh, nhà của Lư Liên Anh đă bị đốt cháy. Sau khi lánh nạn trở về, Từ Hy Thái hậu vui mừng thốt lên: "Cuối cùng đă về tới nhà!" Lư Liên Anh lại dè dặt nói nhỏ một câu: "Lăo Phật gia về đến nhà rồi, nô tài lại chẳng c̣n nhà nữa!"
Từ Hy Thái hậu lấy làm ngạc nhiên, thầm nghĩ: "Không thể để Tiểu Lư Tử của ḿnh chịu khổ được". Bà liền ban tổng cộng 3 toà viện tại Hoàng Hoa Môn và hồ đồng Miên Hoa cho Lư Liên Anh!
Thế nên nói tóm lại, cuộc sống về già của Lư Liên Anh được coi như thoải mái, con cháu đầy đàn, không phải lo ăn lo mặc, vô lo vô nghĩ.
Tháng hai năm Tuyên Thống thứ 3 (năm 1911), Lư Liên Anh qua đời, hưởng thọ 63 tuổi. Về sau ông được mai táng tại nghĩa trang Ân Tế Trang, vậy là một thái giám được sủng ái đă đi hết cuộc đời của ḿnh.
Tuy rằng Lư Liên Anh đă qua đời, nhưng ông để lại cho người đời không ít thắc mắc. Trong số đó, nguyên nhân cái chết của ông chính là một "thắc mắc chưa có lời giải".
Về nguyên nhân cái chết của ông, trong dân gian có lưu truyền rất nhiều giả thuyết. Có người nói ông mắc phải bệnh kiết lỵ, do không được chữa trị khỏi nên qua đời. Lại có người nói, khi c̣n sống ông đắc tội rất nhiều người, sau khi xuất cung tuy rằng ít giao du với bên ngoài, thế nhưng vẫn bị kẻ thù giết chết.
Cũng có người nói, do ông gom góp được số tài sản khổng lồ, thu hút sự chú ư của những tên trộm, cuối cùng rước phải hoạ sát thân, người ta gọi đó là "cướp của giết người"!
Năm 1966, mộ của Lư Liên Anh được khai quật, thế nhưng điều khiến người ta cảm thấy khó hiểu đó là: Trong quan tài của ông chỉ có một xương sọ và một bím tóc dài, phần thân của ông lại không có ở đó.
Ảnh minh họa.
Từ thời điểm Lư Liên Anh qua đời tới khi mộ ông được khai quật, giữa thời gian đó chỉ là mấy chục năm, hài cốt không thể nào mục nát nhanh như vậy, huống chi không thể nào có chuyện phần thân mục nát nhưng phần sọ lại không.
Hơn nữa, trên văn bia của Lư Liên Anh có giới thiệu rằng ông được mai táng với cơ thể nguyên vẹn. Bởi thế, khả năng lớn nhất là khi c̣n sống Lư Liên Anh đă đắc tội rất nhiều người, cuối cùng sau khi chết mới rơi vào cảnh đầu một nơi thân một nẻo.
Tất nhiên, đây cũng chỉ là suy đoán mà thôi, sự thật ra sao vẫn cần phải nghiên cứu thêm mới có thể đưa ra kết luận.
VietBF@ sưu tầm.