Một loạt chính sách từ thương mại, thuế cho đến vaccine Covid-19 của Tổng thống Joe Biden thời gian qua đă gây nhiều sức ép lên các nước châu Âu và khiến EU "bẽ mặt".
Quan hệ hai bờ Đại Tây Dương những ngày đầu nhiệm kỳ của ông Joe Biden dường như nồng ấm hơn nhiều so với người tiền nhiệm Donald Trump, hay ít nhất bề ngoài có vẻ như vậy.
Trước công chúng, người ta không c̣n chứng kiến tổng thống Mỹ liên tục chỉ trích các đồng minh EU, hay buộc tội Đức không đóng góp đủ cho chi tiêu quân sự NATO.
Nhưng rồi hóa ra, trong mọi lĩnh vực từ thương mại, thuế, và nay là vaccine Covid-19, Tổng thống Biden đang thi hành những chính sách khiến EU nóng mặt, đồng thời giành luôn vị trí đi đầu thúc đẩy tiến bộ một thời vốn thuộc về Brussels, theo bài viết của Politico.
Châu Âu "bẽ bàng"
Đề xuất "bom tấm" của Washington về việc dỡ bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine Covid-19 là một ví dụ không thể hoàn hảo hơn. Sau bước đi của Nhà Trắng, EU đột nhiên biến thành "kẻ phản diện" v́ bảo vệ quyền lợi của các tập đoàn công nghiệp y tế, đối chọi lại nhu cầu của những nước nghèo.
"Khác biệt thực sự là ở chỗ chính quyền Biden đang thay đổi tổng thể cách ứng xử của Mỹ, điều này hoàn toàn bất ngờ bởi chúng tôi không nghĩ ông ấy sẽ làm như vậy", Kathleen Van Brempt, nghị sĩ của Bỉ tại Nghị viện châu Âu, nói.
Vaccine Covid-19 không phải là ví dụ duy nhất. Chỉ trong vài tháng, chính quyền ông Biden đă cho thấy EU đang theo đuổi một chính sách thương mại "yếu đuối" với Trung Quốc, cũng như thiếu quyết tâm đánh thuế các tập đoàn công nghệ đa quốc gia.
Với châu Âu, ông Biden hóa ra cũng cứng rắn không khác ǵ cựu Tổng thống Trump trong một loạt vấn đề EU có lợi ích lớn, như kế hoạch mua khí đốt từ Nga thông qua đường ống Nord Stream 2.
Dù chính quyền Biden đă xoa dịu những xung đột giữa hai bờ Đại Tây Dương xung quanh trợ cấp cho Airbus và Boeing, tân tổng thống vẫn tiếp tục theo đuổi nhiều phần trong chính sách thương mại của ông Trump, trong đó có thuế đánh vào thép và phong tỏa hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO.
Với một số lĩnh vực, chính quyền Biden thậm chí gây sức ép lên EU nhiều hơn dưới thời Trump. Ông Biden thúc đẩy chính sách "Mua hàng Mỹ", ưu tiên các công ty Mỹ trong những dự án đấu thầu đầu tư công lớn.
Sau 100 ngày đầu tiên nhiệm kỳ, châu Âu bắt đầu thấm thía đau thương từ chính quyền mới của Tổng thống Biden, người trước đó từng được EU chào đón nồng nhiệt.
Đề xuất "bom tấn" của Mỹ
Động thái đầy bất ngờ từ Washington khi ủng hộ lời kêu gọi dỡ bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine Covid-19 là ví dụ mới nhất trong hàng loạt động thái, không chỉ đi ngược lại lợi ích kinh tế của EU, mà c̣n giống như cái tát vào danh tiếng nhà lănh đạo phong trào tiến bộ của khối này.
Ngay cả Pháp, quốc gia ủng hộ việc dỡ bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cũng không thích thú trước bước đi vượt mặt của chính quyền Biden. Ông Clement Beaune, Bộ trưởng về châu Âu của Pháp, cho rằng hành động của Washington là "bước đi rất mang tính chính trị" bởi đến lúc này Mỹ vẫn chưa hề xuất khẩu vaccine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm 6/5 t́m cách chuyển hướng sự chú ư của dư luận sang xuất khẩu vaccine, lĩnh vực châu Âu đang có đóng góp nhiều hơn cho thế giới.
Bà Leyen cho biết trong khi EU "sẵn sàng đánh giá làm thế nào đề xuất của Mỹ có thể giúp hoàn thành" mục tiêu thúc đẩy sản xuất vaccine toàn cầu, khối này trong ngắn hạn kêu gọi các nước sản xuất vaccine cho phép xuất khẩu và không làm gián đoạn chuỗi cung ứng vaccine.
Tuyên bố này rơ ràng nhắm đến Mỹ, nước đến nay vẫn cấm xuất khẩu vaccine Covid-19.
Mặc dù vậy, nghị sĩ Van Brempt cho rằng đề xuất của Tổng thống Biden đă cho thấy rơ thất bại của EU trong thúc đẩy phân phối vaccine cho các nước nghèo.
"Tôi nhớ trong những bài phát biểu đầu tiên sau khi Covid-19 bùng phát, bà Leyen nói không ai được an toàn trừ khi mọi người đều an toàn. Bà ấy tạo ra ấn tượng rằng chúng ta, người dân châu Âu, sẽ sát cánh cùng phần c̣n lại của thế giới. Nhưng thực tế chúng ta đă không làm vậy", nghị sĩ Van Brempt nói.
Quan hệ với Trung Quốc là một chủ đề chiến lược khác Mỹ đang "vạch trần" thái độ "đạo đức giả" của EU.
Cuối năm 2020, dưới sự dẫn dắt của Đức, EU tham gia một thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh, bất chấp mọi khúc mắc về nhân quyền và yêu cầu từ đội ngũ của ông Biden đề nghị tham vấn trước khi kư kết văn kiện.
Đến tháng 3 vừa qua, chính quyền Tổng thống Biden đưa ra báo cáo nhân quyền thường niên, trong đó trực tiếp chỉ trích vấn đề Tân Cương. Động thái này đè nặng sức ép lên các nước EU phải có quan điểm rơ ràng, đồng thời khiến mọi ánh mắt của chính giới phương Tây đổ dồn vào nhà máy sản xuất ôtô của Volkswagen tại Tân Cương.
Giờ đây, thỏa thuận giữa Brussels và Bắc Kinh đă rơi vào bế tắc, do một số thành viên chủ chốt của Nghị viện châu Âu khẳng định sẽ không bao giờ phê chuẩn văn kiện sau khi Trung Quốc áp các lệnh trừng phạt với họ.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai hóm hỉnh gợi ư đă đến lúc để Washington và EU thảo luận.
"Thỏa thuận của EU là chủ đề rất được chúng tôi quan tâm. Các điều khoản thỏa thuận đang được đánh giá lại ở châu Âu, và đó là điều tôi quan tâm, mong rằng chúng ta sẽ có cơ hội t́m hiểu thêm trong đối thoại với các đối tác châu Âu", bà Tai nói.
Mỹ gây bất ngờ về thuế
Bất ngờ lớn nhất đă xảy ra đến lúc này là Mỹ vượt mặt châu Âu về thuế, vấn đề mà EU luôn tự tin làm tốt hơn Washington.
Với việc duy tŕ thuế đánh vào thép và phong tỏa hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, chính quyền Biden vẫn tiếp tục giữ "cây gậy" cùng chính sách thương mại cứng rắn của người tiền nhiệm.
Washington vẫn đang để ngỏ đe dọa áp thuế lên những sản phẩm xa xỉ trị giá hàng tỷ USD của Pháp bởi Paris đánh thuế lên các tập đoàn công nghệ Mỹ. Hôm 3/5, Mỹ khởi động thủ tục nhằm trả đũa Áo, Italy và Tây Ban Nha v́ thuế điện tử đánh vào các công ty công nghệ Mỹ.
Nhưng không giống người tiền nhiệm Trump, ông Biden đang xây dựng h́nh ảnh tốt đẹp hơn nhiều trước dư luận. Tháng trước, trong một cuộc thảo luận về thuế toàn cầu, ông chủ Nhà Trắng đề nghị áp thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn thế giới ở mức 21%, cao hơn nhiều so với đề xuất 12,5% của EU.
Đề xuất của Mỹ làm khó cho các nước EU đánh thuế doanh nghiệp thấp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế như Ireland và Pháp.
Ông Biden đồng thời giới thiệu kế hoạch đánh thuế 100 tập đoàn lớn nhất thế giới, trong danh sách không chỉ có những gă khổng lồ công nghệ Mỹ như Google, Facebook, mà c̣n có những tập đoàn phi công nghệ như Volkswagen của Đức hay Total của Pháp.
Giờ đây gió đă đổi chiều, Đức và Pháp đang đứng trước sức ép phải giải thích v́ sao họ không ủng hộ nâng mức thuế tối thiểu với các siêu tập đoàn đa quốc gia, sau nhiều năm kêu gọi công bằng về thuế.
Khi được hỏi liệu có ủng hộ tăng thuế hay không, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier tuần qua cho biết Berlin vẫn cần "nghiên cứu tính khả thi và phạm vi" đề xuất của Mỹ.
Nghị sĩ Van Brempt cho rằng tất cả những động thái vừa qua của Tổng thống Biden đă gây áp lực, buộc EU phải hành xử cẩn trọng và nhất quán hơn.
Khi nhiệm kỳ mới bắt đầu, EU từng nghĩ ông Biden sẽ đảo ngược những ǵ người tiền nhiệm từng làm, nỗ lực khởi động đàm phán các vấn đề đa phương, t́m cách giải quyết bế tắc ở WTO, hành xử ngoại giao hơn và đoàn kết với châu Âu.
"Ông ấy không làm vậy, Biden hoàn toàn theo đuổi những ǵ ông ấy tin là đúng. Những ǵ ông ấy thực thi có tính đối đầu rất cao, và đột nhiên, châu Âu bị bỏ lại phía sau trong mọi vấn đề mang tính tiến bộ mà chúng tôi thường dẫn dắt", nghị sĩ Van Brempt nói.
VietBF @ Sưu tầm