Kể từ khi ông Tập Cận B́nh nhậm chức Tổng Bí thư ĐCSTQ, nhiều quy tắc nhân sự đă bị phá vỡ.
C̣n hơn một năm nữa mới diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 nhưng việc sắp xếp nhân sự của Bắc Kinh mới đă làm dấy lên nhiều đồn đoán. Một số phương tiện truyền thông Hồng Kông cho rằng kể từ khi ông Tập Cận B́nh nhậm chức Tổng Bí thư ĐCSTQ, nhiều quy tắc nhân sự đă bị phá vỡ và những thay đổi về nhân sự của Đại hội lần thứ 20 có thể gây chấn động.
"Bảy lên tám xuống" có thể trở thành "bảy xuống tám lên"
Tờ Minh Báo (Hồng Kông) ngày 19/5 dự đoán, thay đổi đầu tiên có thể xảy ra đối với quy luật bất thành văn trên chính trường Trung Quốc là "bảy lên tám xuống" có thể trở thành "bảy xuống tám lên".
Đối với 7 Ủy viên thường vụ của Bộ chính trị Trung Quốc, "7 lên 8 xuống" là một quy tắc ngầm, tức cán bộ 67 tuổi có thể được bầu vào vị trí này, nhưng một người 68 tuổi sẽ "không đủ tiêu chuẩn".
Trên thực tế, t́nh trạng “lớn tuổi lên, trẻ tuổi xuống” đă có tiền lệ từ Đại hội lần thứ 19. Ví dụ, vào thời điểm đó, Phó Chủ tịch Trung Quốc Lư Nguyên Triều (sinh tháng 11/1950) nghỉ hưu nhưng Chủ nhiệm Văn pḥng trung ương ĐCSTQ Lật Chiến Thư (sinh tháng 8/1950), được bầu vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Một ví dụ khác là ông Trương Hựu Hiệp, ủy viên Quân ủy, hơn 67 tuổi, được bầu vào Bộ chính trị nhưng các ông Lưu Kỳ Bảo, Trương Xuân Hiền (đều 64 tuổi) không trúng cử ủy viên Bộ chính trị.
Báo Hồng Kông cho hay, ngay từ những năm 1980 khi Bắc Kinh tập trung vào việc trẻ hóa cán bộ, th́ ông Dương Thượng Côn (81 tuổi) vẫn có thể thay thế ông Lư Tiên Niệm (79 tuổi) tại Đại hội lần thứ 7, trở thành Chủ tịch Trung Quốc.
Do đó, có ư kiến cho rằng, tại Đại hội lần thứ 20 vào năm tới, một số quan chức cấp cao đến tuổi nghỉ hưu như Phó Thủ tướng Hàn Chính (68 tuổi), Phó Thủ tướng Lưu Hạc (70 tuổi), Trưởng ban Tổ chức trung ương Trần Hy (69 tuổi), có thể sẽ không nghỉ hưu hoặc có thể không nghỉ hưu hoàn toàn, mà thông qua một h́nh thức nào đó để tiếp tục sự nghiệp chính trị, thậm chí có thể thăng chức.
C̣n Thủ tướng Lư Khắc Cường, Chủ tịch Chính hiệp Uông Dương hay Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Vương Hộ Ninh (đều 67 tuổi) vào năm tới, có thể sẽ về hưu.
Phân tích chỉ ra rằng, hai ông Lư và Uông đều là ủy viên Bộ chính trị ba nhiệm kỳ liên tiếp. Trong 30 năm qua, ngoài lănh đạo cao nhất, không có ủy viên Bộ Chính trị nào tái đắc cử quá ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Tại Đại hội lần thứ 16 vào năm 2002, ủy viên Bộ chính trị Lư Thiết Ảnh (66 tuổi, liên nhiệm ba nhiệm kỳ) đă rời khỏi Bộ chính trị, trở thành Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc.
Luật Tổ chức Quốc hội thay đổi, nhân sự có thể thay đổi theo
Báo Hồng Kông chỉ ra, ngoài Quân ủy Trung ương, lần gần đây nhất Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư có điều chỉnh là tại Hội nghị toàn thể lần thứ tư khóa 14 vào năm 1994. Thời điểm đó, Bí thư Thượng Hải Ngô Bang Quốc và Bí thư Sơn Đông Khương Xuân Vân đồng thời được điều về Bắc Kinh và thăng chức Phó thủ tướng tại cuộc họp năm sau. Trong 20 năm qua, không có sự điều chỉnh tương tự nào giữa nhiệm kỳ ở cấp lănh đạo ĐCSTQ.
Phân tích cho hay, sau khi Quốc hội Trung Quốc thông qua Quyết định sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội hồi tháng 3 năm nay, quyền hạn bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự của Ban thường vụ Quốc hội đă được mở rộng.
Có suy đoán rằng, trước Đại hội lần thứ 20, có thể có những điều chỉnh nhân sự quan trọng tại cuộc họp Ban thường vụ Quốc hội hoặc Hội nghị toàn thể lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19 vào mùa thu này.
Theo báo tiếng Hoa Đa chiều, hiện nay những sắp xếp nhân sự liên quan có thể đă được đưa vào chương tŕnh nghị sự của Bắc Kinh, đặc biệt trong bối cảnh người kế nhiệm Chủ tịch Tập Cận B́nh chưa được tiết lộ. Dự kiến, Bộ chính trị gồm 25 thành viên sẽ có những thay đổi lớn vào năm sau.
VietBF @ Sưu tầm