Lực lượng Vũ trụ Mỹ (USSF) vô t́nh để lộ thông tin về việc phát triển vũ khí năng lượng trên không gian – hành vi vi phạm trực tiếp lệnh cấm quân sự hóa vũ trụ theo Hiệp ước Không gian vũ trụ năm 1967.
Trong phiên điều trần ngày 16/6, Tư lệnh Chiến dịch Vũ trụ Jay Raymond đă trả lời có khi được nghị sĩ Jim Langevin hỏi liệu USSF có đang phát triển hệ thống năng lượng cho vệ tinh Mỹ không.
Đây là một trong hai phiên điều trần được tổ chức cả ở Ủy ban Quân lực Hạ viện và Thượng viện. Trong cuộc điều trần, các lănh đạo Bộ Không quân phải trả lời về các ưu tiên ngân sách và chiến lược.
Ông Raymond nói với các nghị sĩ rằng vũ trụ từ lâu đă có tầm quan trọng đối với thành công của Mỹ về mặt quân sự và kinh tế, và trong ba thập kỷ qua, Mỹ có thể coi đó là điều đương nhiên. Tuy nhiên, theo Chiến lược An ninh Quốc gia, điều này không c̣n đúng nữa.
Trung Quốc và Nga đang nhanh chóng xây dựng năng lực vũ trụ riêng và cả hai quốc gia này đang nghiên cứu các hệ thống năng lượng có thể che mắt, gây gián đoạn hoặc phá hủy vệ tinh Mỹ, các vũ khí chống vệ tinh trong không gian có thể phá hủy vệ tinh Mỹ và năng lực không gian mạng có thể khiến Mỹ không thể tiếp cận.
Vệ tinh là một điểm áp lực với cơ quan t́nh báo và quân sự Mỹ v́ gần như mọi thứ họ thực hiện đều theo cách này hay cách khác phụ thuộc vào thông tin thu được từ ăng ten vũ trụ, như liên lạc, định vị GPS, xác định mục tiêu, thu thập thông tin t́nh báo… Trong bộ quy tắc của ḿnh, Lực lượng Vũ trụ coi vũ trụ là “vùng đất cao” tối thượng.
Năm 2006, Văn pḥng Trinh sát Quốc gia Mỹ cho rằng Trung Quốc đă thử vũ khí tầm nhiệt laser với vệ tinh Mỹ, tạm thời vô hiệu hóa vệ tinh này. Nhưng tới nay, Mỹ chưa công khai cáo buộc Nga hay Trung Quốc về việc triển khai vũ khí năng lượng trong vũ trụ. Có nghĩa là Mỹ sẵn sàng trở thành quốc gia đầu tiên phá bỏ quy tắc.
Tuy nhiên, Mỹ đă cáo buộc các vụ thử vũ khí chống vệ tinh của cả Nga và Trung Quốc, coi các loại vũ khí này là mối đe dọa với tài sản vũ trụ Mỹ.
Trong khi đó, Mỹ đă từng phát triển tên lửa diệt vệ tinh cách đây hơn nửa thế kỷ và thậm chí c̣n kích hoạt vũ khí hạt nhân trong vũ trụ để thử năng lực chống vệ tinh.
Mỹ cũng đă thử vũ khí năng lượng trên vũ trụ khi phóng một tia hạt phân tử trong 4 phút năm 1989 để t́m cách phát triển năng lực tên lửa chống tên lửa đạn đạo.
Năm 1967, Hiệp ước Không gian vũ trụ giữa Mỹ, Anh và Liên Xô bấy giờ đặt ra nền tảng luật vũ trụ quốc tế, nói rơ rằng không gian ngoài bầu khí quyển Trái Đất không phải là khu vực tranh căi quân sự và các bên tham gia kư kết cam kết không bao giờ đặt vũ khí trong vũ trụ.
Hiệp ước này không có tính ràng buộc, nhưng là tuyên bố quan trọng về ḥa b́nh trong vũ trụ.
Đáng lưu ư là hiệp ước không cấm xây dựng, thử nghiệm hoặc sử dụng vũ khí chống vệ tinh trên mặt đất.
Để đối phó với các mối nguy hiểm mà các nước khác đặt ra khi thách thức vị thế tối thượng bấy lâu nay của Mỹ trong vũ trụ, Lầu Năm Góc đă đặt ra kế hoạch mở rộng đáng kể năng lực vệ tinh, trong đó có vệ tinh phát hiện tên lửa siêu thanh và tên lửa đạn đạo mới, vệ tinh internet và viễn thông, điều tra thu thập thông tin t́nh báo…
VietBF @ Sưu tầm