Mỹ và các đồng minh ở Thái Bình Dương rất lo ngại rằng các dây cáp do Trung Quốc lắp đặt có thể gây nguy hiểm cho an ninh khu vực. Bởi vậy Quốc đảo Nauru ở Thái Bình Dương đang đàm phán với các đối tác để xây dựng tuyến cáp ngầm dưới biển, sau khi từ chối gói thầu của công ty Trung Quốc. Vì lo sợ chính phủ Trung Quốc phủ nhận mọi ý định sử dụng cáp quang thương mại cho hoạt động gián điệp.
Reuters dẫn lời hai quan chức giấu tên nắm rõ vấn đề tiết lộ, tuyến cáp thông tin liên lạc đặt ngầm ở Thái Bình Dương này sẽ được kết nối với mạng Australia.
Trước đó, một đề xuất tương tự từ phía Trung Quốc đã bị từ chối .
Trung Quốc bị chặn tại dự án cáp ngầm Thái Bình Dương
Mỹ và các đồng minh ở Thái Bình Dương lo ngại rằng các dây cáp do Trung Quốc lắp đặt có thể gây nguy hiểm cho an ninh khu vực. Chính phủ Trung Quốc phủ nhận mọi ý định sử dụng cáp quang thương mại cho hoạt động gián điệp. Dung lượng dữ liệu của cáp quang thương mại lớn hơn nhiều so với dung lượng của vệ tinh.
Nauru, có quan hệ chặt chẽ với đồng minh của Mỹ là Australia, đã giúp chặn một cuộc đấu thầu dây cáp do Ngân hàng Thế giới (WB) dẫn đầu vào đầu năm nay vì những lo ngại cho rằng hợp đồng sẽ được trao cho công ty Huahai Communication Technology - tiền thân là Huawei Ocean Network (Trung Quốc).
Báo giá do công ty Trung Quốc này đề xuất thường thấp hơn 20% so với các đối thủ cạnh tranh.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, Nauru hiện tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính từ tổ chức này. Đảo quốcThái Bình Dương nhỏ bé hiện có dân số chỉ 12.000 người.
Reuters dẫn lời ADB tiết lộ ngân hàng "đã thảo luận từ rất sớm với chính phủ Nauru để nghiên cứu các giải pháp khả thi nhằm cung cấp nguồn tài chính cho việc đặt một tuyến cáp quang biển cung cấp dịch vụ Internet chất lượng cao, chi phí thấp."
"Các chi tiết của việc sắp xếp kết nối mạng và các nguồn kinh phí sẽ được quyết định trong thời gian thích hợp."

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Australia Scott Morrison tại hội nghị cấp cao nhóm G20 tại Osaka, Nhật Bản, năm 2019 (Ảnh: Adam Taylor/Prime Minister's Office)
Theo hai nguồn tin của Reuters tiết lộ, kế hoạch mới này sẽ bao gồm việc lắp đặt một tuyến cáp quang từ Nauru đến Honiara, thủ đô của Quần đảo Solomon. Khoảng cách địa lý giữa hai khu vực vào khoảng 1.250 km.
Đường dây mới sẽ được kết nối với Hệ thống Cáp tại biển Coral, một mạng lưới cáp quang Internet với chiều dài lên đến 4.700 km kết nối Australia với Quần đảo Solomon và Papua New Guinea. Tuyến đường dây cáp này chủ yếu do Australia tài trợ kinh phí và được xây dựng bởi Tập đoàn Vocus có trụ sở tại Sydney.
Dự án đã được hoàn thành vào năm 2019 để loại trừ lời đề nghị với mức báo giá cạnh tranh từ Huawei Ocean - công ty thuộc sở hữu của hãng viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei vào thời điểm đó.
Nauru tìm hỗ trợ, Australia vươn tầm ảnh hưởng
Các nguồn tin cho biết, kế hoạch của Nauru cần sự hỗ trợ của Australia và Quần đảo Solomon. Hiện không rõ Nauru có yêu cầu hỗ trợ tài chính từ Australia hay không, hay chỉ cần xin phép Canberra để tham gia vào hệ thống cáp tại biển Coral.
Nguồn tin cung cấp thông tin về các cuộc thảo luận giữa giới chức Nauru với ADB, Australia và Quần đảo Solomon, cho hay Nauru đang trong quá trình "thực hiện một thỏa thuận". Các bên liên quan chưa trả lời đề nghị bình luận. WB nói sẽ không tham gia vào các cuộc thảo luận về tuyến đường cáp kết nối Nauru.
Reuters dẫn một nguồn tin tháng 12/2020 tiết lộ quá trình đấu thầu của WB vào năm ngoái để xây dựng tuyến cáp ngầm cho Nauru, Liên bang Micronesia và Kiribati. Nauru là quốc gia đầu tiên bày tỏ mối quan ngại về giá thầu của Huahai. Sau đó, Mỹ đã đưa ra cảnh báo đối với các quốc đảo Thái Bình Dương này rằng việc đấu thầu của Huahai Trung Quốc là một mối đe dọa đối với an ninh khu vực.
Sau khi chính phủ của các đảo quốc này nghe theo lời cảnh báo của phía Mỹ và từ chối trao hợp đồng, dự án này đã gặp trở ngại.
Khi được hỏi về dự án cáp ngầm trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 24/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói: "Các công ty Trung Quốc luôn duy trì thành tích tốt về an ninh mạng. Cái gọi là hoạt động gián điệp của Trung Quốc là vô căn cứ và không có cơ sở, và nghi ngờ này hoàn toàn sai đối tượng."
Australia đã tăng cường sự hiện diện của mình ở khu vực Thái Bình Dương bằng cách thiết lập cơ chế tài trợ hạ tầng trị giá 2 tỷ AUD (khoảng 1,5 tỷ USD) và tham gia nhóm Bộ tứ (Quad) cùng Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản để tăng cường sự hiện diện của Canberra tại khu vực Thái Bình Dương, đồng thời đối đầu với việc Trung Quốc không ngừng mở rộng lợi ích tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Australia cũng là một thành viên trong mối quan hệ đối tác ba bên với Mỹ và Nhật Bản. Sự hợp tác này nhằm cung cấp tài chính cho một tuyến cáp quang biển ở đảo quốc Thái Bình Dương Palau.