Làn sóng chỉ trích và tẩy chay Nike lan rộng trên mạng xă hội Trung Quốc khi một nhân viên bán hàng ở Côn Minh, bị tố phân biệt đối xử với một gia đ́nh công nhân nghèo tới mua hàng.
Mao Zhigao, 44 tuổi và vợ đưa ba con đến một cửa hàng Nike ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, vào chiều 13/8. Khi vợ chồng Mao cùng con gái đang chọn quần áo tại khu nữ, cậu con trai nhỏ 9 tuổi chạy đến với khuôn mặt lă chả nước mắt. Cậu con trai nói rằng đă chọn được hai bộ quần áo nhưng người phụ nữ bán hàng đă giật lại và đặt chúng trở lại kệ. Mao, một công nhân nhập cư, tin rằng người phụ nữ bán hàng của Nike đă phân biệt đối xử với gia đ́nh ông v́ bộ quần áo cũ kỹ mà ông mặc vào ngày hôm đó.
"Để bảo vệ phẩm giá của con trai họ, vợ của Mao đă có căi cọ và xô xát với người phụ nữ bán hàng", truyền thông địa phương đưa tin và cho biết vợ Mao bị một số vết xước trên cổ.
Với sự can thiệp của các cảnh sát, gia đ́nh Mao đă có được một đoạn video về những ǵ đă xảy ra với con ḿnh. Khi gia đ́nh xác nhận rằng người phụ nữ bán hàng đă giật quần áo của con trai họ, Mao đă gọi điện đến đường dây nóng của Nike để phàn nàn về vụ việc và hy vọng nhân viên công ty có thể xin lỗi họ.
Tuy nhiên bộ phận chăm sóc khách hàng của Nike đă không phản hồi ngay. Sáu ngày sau, gia đ́nh Mao mới nhận được một cuộc điện thoại từ một nhân viên Nike. Nhân viên này đă xin lỗi gia đ́nh Mao qua điện thoại và mời họ đến thăm cửa hàng một lần nữa, nhưng Mao từ chối.
Theo truyền thông địa phương, Nike cho biết trong một tuyên bố rằng công ty đă gửi lời xin lỗi chân thành đến gia đ́nh Mao và đă sa thải nhân viên bán hàng. Trong một đoạn video được đăng trên trang mạng xă hội Weibo hôm 20/8, Mao cho biết ông không muốn Nike bồi thường, nhưng sẽ không bao giờ mua sắm tại các cửa hàng của Nike nữa. "Sự việc đă khiến chúng tôi tổn thương sâu sắc".
Ngay sau đó từ khóa "Một nhân viên Nike phân biệt đối xử với lao động nhập cư đă bị sa thải" trở thành chủ đề nóng trên mạng xă hội Weibo. Cư dân mạng đă chỉ trích thái độ của nhân viên ở Nike, và nhiều người kêu gọi tẩy chay thương hiệu này v́ liên tục dính đến việc "coi thường người Trung Quốc".
Hồi đầu năm, Nike nằm trong số những nhà bán lẻ phương Tây bao gồm Adidas và H&M, đối mặt với làn sóng tẩy chạy mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc do tẩy chay bông có nguồn gốc từ Tân Cương với cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức. Sau vụ việc, doanh thu quư IV của Nike tại Trung Quốc chỉ đạt 1,93 tỷ USD, thấp hơn so với mức kỳ vọng 2,25 tỷ USD của các nhà phân tích.
|