Theo như AFP, hàng năm, gần 40.000 tấn quần áo cũ và không bán được trong ngành “thời trang nhanh” đổ về băi rác ở sa mạc Atacama của Chile, gây t́nh trạng ô nhiễm trầm trọng, khiến đây là hệ lụy đáng báo động mà ngành thời trang nhanh tạo ra.

Đống quần áo bị vứt bỏ ở sa mạc Atacama, Chile. Ảnh: AFP
Sản xuất tại Trung Quốc, bán phá giá và đổ thừa mứa tại Chile, đó là số phận của những bộ quần áo thời trang cũ và ế ẩm của hàng ngàn thương hiệu trên toàn thế giới.
Do không bán được, chúng được chuyển đến chất chất đống ở sa mạc Atacama của Chile, khiến nơi này ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Theo AFP, đây là hệ lụy đáng báo động mà ngành thời trang nhanh tạo ra.
"Nghĩa địa" quần áo ế ẩm ở Chile

"Núi quần áo" bỏ đi này gây ra hậu quả môi trường nghiêm trọng. Ảnh: AFP
Hàng năm, gần 40.000 tấn quần áo cũ và không bán được đổ về băi rác ở sa mạc Atacama của Chile.
Theo AFP, đống quần áo khổng lồ bị loại bỏ đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó nhiều nhất là hàng may mặc được sản xuất tại Trung Quốc, Bangladesh. Sau khi bày bán tại các cửa hàng ở Mỹ, châu Âu và châu Á nhưng vẫn không có khách mua, chúng được đưa đến cảng Iquique của Chile để bán lại cho các nước Mỹ Latinh khác.
Trong "núi quần áo" bị vứt bỏ có cả đồ dành cho Giáng sinh, giày trượt tuyết cho đến áo len...
Chile từ lâu đă là trung tâm của núi quần áo ế ẩm và quần áo cũ, được sản xuất ở Trung Quốc hoặc Bangladesh, chuyển qua châu Âu, châu Á hoặc Mỹ rồi "dừng chân" tại đây. Khoảng 59.000 tấn quần áo được chuyển đến cảng Iquique ở khu vực Alto Hospicio ở miền bắc Chile mỗi năm. Tại đây, quần áo được bán lại khắp Mỹ Latinh.
Các thương gia kinh doanh quần áo từ thủ đô Santiago, cách đó khoảng 1.800km về phía nam, mua một ít trong đống quần áo này, trong khi phần lớn được buôn lậu sang các nước Mỹ Latinh khác. Nhưng ít nhất 39.000 tấn không bán được cuối cùng sẽ "yên phận" trong các băi rác trên sa mạc Atacama.
"Số quần áo này đến từ khắp nơi trên thế giới", ông Alex Carreno, một cựu nhân viên tại bộ phận nhập khẩu của cảng Iquique nói.
Ông cho biết thêm, số quần áo không bán được cho các nước khác ở châu Mỹ Latinh sẽ "nằm trong vùng tự do" v́ không ai muốn trả mức thuế cần thiết để mang chúng đi.
Giải pháp nào cho t́nh trạng?

Một nhà máy ở Chile tái chế quần áo bỏ đi thành các tấm cách nhiệt. Ảnh: AFP
Ông Franklin Zepeda, sáng lập viên công ty EcoFibra chuyên sản xuất các tấm cách nhiệt từ quần áo bỏ đi nói: "Vấn đề là số quần áo đó không thể tự phân hủy sinh học và có nhiều loại có hóa chất, nên không được chấp nhận trong các băi rác của thành phố. Tôi muốn có một giải pháp tốt nhất cho vấn đề," ông nói về công ty mà ông đă thành lập vào năm 2018.
Theo một báo cáo năm 2019 của Liên Hợp Quốc, sản lượng quần áo trên toàn cầu đă tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2014 và ngành công nghiệp này phải "chịu trách nhiệm" cho 20% tổng lượng nước thải trên toàn cầu. Năm 2018, ngành công nghiệp thời trang cũng được phát hiện là tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với các ngành hàng không và vận chuyển cộng lại.
Báo cáo tương tự cũng chỉ ra rằng, sản xuất quần áo và giày dép xả ra 8% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu, và "cứ mỗi giây, một lượng hàng may mặc tương đương với một xe chở rác được chôn hoặc đốt".
Cho dù đống quần áo có được nh́n thấy ở ngoài trời hay đang được chôn sâu dưới đất th́ chúng đều gây ô nhiễm môi trường, thải ra các chất ô nhiễm vào không khí hoặc các kênh nước ngầm. Quần áo, cho dù là chất liệu tổng hợp hoặc được xử lư bằng hóa chất, cũng có thể mất 200 năm mới có thể phân hủy sinh học và cũng độc hại như lốp xe hoặc đồ nhựa bỏ đi.

Một số quần áo được sử dụng để làm sợi sinh thái. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, không phải tất cả quần áo đều bị bỏ đi: một số người nghèo nhất từ khu vực 300.000 dân này thường đến đây để t́m những thứ họ cần hoặc có thể bán trong khu vực địa phương lân cận.
Những người di cư từ Venezuela như Sofia và Jenny, vừa mới đến Chile - quốc gia giàu có nhất Nam Mỹ, được biết đến với tiêu dùng ăn chơi xa xỉ của người dân - chỉ vài ngày trước đó trên hành tŕnh 350km, đang cố t́m kiếm trong đống quần áo khi con của họ ḅ khắp nơi quanh đó. Những người phụ nữ đang t́m kiếm "quần áo ấm" do nhiệt độ ban đêm của sa mạc giảm xuống mức chưa từng có ở quê hương nhiệt đới của họ.
Monica Zarini, người chuyên sản xuất bóng đèn, sổ tay, hộp đựng và túi xách từ quần áo tái chế cho biết: "Quảng cáo trong ngành ‘thời trang nhanh’ đă giúp thuyết phục chúng tôi rằng quần áo khiến chúng ta hấp dẫn hơn, trở nên sành điệu và thậm chí chữa khỏi chứng lo âu".
Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi, Rosario Hevia, người đă mở một cửa hàng tái chế quần áo trẻ em trước khi thành lập Ecocitex, một công ty sản xuất sợi từ những mảnh vải và quần áo bị bỏ đi trong t́nh trạng tồi tàn, vào năm 2019, nhận định.
Trên thực tế, quá tŕnh sản xuất sợi này của công ty Ecocitex của bà hoàn toàn không sử dụng nước hay hóa chất.
"Trong nhiều năm, chúng tôi chỉ tiêu dùng và dường như không ai quan tâm đến việc ngày càng có nhiều chất thải dệt may gây ô nhiễm môi trường," bà nói và cho biết thêm, đó là lư do mà băi rác quần áo trên sa mạc Atacama ngày một chất cao như núi.
"Nhưng bây giờ, mọi người đang bắt đầu tự vấn bản thân," bà nhấn mạnh.