Cà phê tốt nhưng không phải ai sử dụng cà phê cũng mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe. Thậm chí, có những người uống cà phê còn mang họa.
Những tách cà phê mang hương vị đắng nhẹ nhưng rất quyến rũ là thức uống yêu thích của rất nhiều người. Uống một tách cà phê giữa giờ làm việc có thể giải tỏa mệt mỏi về thể chất, giảm stress, nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên đối với một số người, cà phê có nhiều tác dụng tiêu cực hơn là tích cực nên cần phải chú ý.
5 nhóm người không nên uống cà phê:
1. Người dưới 12 tuổi
Cà phê là thức uống thơm ngon nhưng không phù hợp với lứa tuổi còn nhỏ bởi đây là loại đồ uống có tính axit khá cao, do đó nguy cơ làm hỏng men, sâu răng. Bên cạnh đó, caffeine trong cà phê có thể kích thích hệ thần kinh, tạo cảm giác bồn chồn, thậm chí còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ như tăng nhịp tim, tăng cảm giác lo lắng, khó tập trung và mất ngủ.
Đặc biệt, gan và thận của trẻ ở giai đoạn này chưa phát triển chưa đầy đủ, khả năng giải độc kém nên quá trình hấp thụ và chuyển hóa caffein sẽ bị kéo dài.
Ngoài ra, việc để trẻ uống cà phê thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh của trẻ. Do vậy các bậc phụ huynh tốt nhất không nên để con em tiếp xúc nhiều với loại đồ uống này.
2. Bệnh nhân loãng xương
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffein trong cà phê có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi từ thức ăn của đường ruột. Nếu lượng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương. Vì vậy, người bị loãng xương tốt nhất không nên uống cà phê, nếu không các triệu chứng loãng xương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Phụ nữ mang thai và cho con bú
Khi mang thai, ngoài việc đảm bảo sức khỏe cho bản thân, chị em cũng phải quan tâm đến chế độ ăn uống của mình có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay không.
Cà phê có chứa caffeine là một chất kích thích và lợi tiểu, bà bầu uống quá nhiều cà phê dễ dẫn đến trình trạng bị mất ngủ và mất nước.
Ngoài ra, lượng caffein vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến mất canxi trong xương, bà bầu cần bổ sung canxi đúng cách, không nên uống cà phê khi mang thai, để không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
4. Bệnh nhân bị bệnh dạ dày
Nếu dạ dày của bạn không tốt thì không nên uống cà phê. Nguyên nhân là vì chất caffein trong cà phê có khả năng thúc đẩy sự tăng tiết dịch vị dạ dày. Đặc biệt, người bệnh có thói quen uống cà phê khi bụng đói sẽ khiến các vết loét trên niêm mạc dạ dày trở nên sâu hơn, có thể dẫn đến thủng dạ dày, rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, tanin trong cà phê có thể gây ức chế sự hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Cơ thể thiếu chất gây nên tình trạng thiếu máu do thiếu chất sắt. Với người bị dạ dày, tình trạng thiếu máu trong thời gian dài sẽ làm cho dạ dày chuyển từ đau sang viêm loét.
Vì vậy, người bị bệnh dạ dày nên hạn chế uống cà phê để ngăn tình trạng bệnh nặng hơn. Trong trường hợp muốn uống cà phê, bạn có thể uống sau khi ăn nhằm làm giảm tác dụng của chất tanin trong cà phê vào dạ dày. Ngoài ra, thêm sữa vào cà phê cũng là cách có thể làm giảm kích ứng của cà phê đối với dạ dày.
5. Người bị rối loạn giấc ngủ
Trong caffein có một chất kích thích tạm thời làm tăng sự tỉnh táo của cơ thể, do đó, uống cà phê sẽ khiến bạn khó vào giấc ngủ hơn,thậm chí là mất ngủ.
Bên cạnh đó, tùy theo cơ địa của từng người, lượng cà phê nạp vào và thời điểm uống cà phê mà tác dụng sẽ khác nhau. Thông thường caffein sẽ phát huy hết tác dụng trong khoảng 6 tiếng rưỡi, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp caffein tác dụng với cơ thể đến 12 giờ. Do đó dẫn đến việc có người ngủ dễ dàng sau khi uống cà phê nhưng có người mất ngủ vì caffein vẫn còn tác dụng lâu dài với cơ thể họ.
Khi uống cà phê bạn cần lưu ý những điều sau:
- Lượng cà phê uống mỗi ngày nên được kiểm soát ở mức khoảng 2 ~ 3 cốc, mỗi cốc khoảng 240ml. Nếu uống quá nhiều cà phê sẽ khiến nhịp tim đập nhanh, thậm chí khiến bạn mất ngủ.
- Không uống cà phê quá nóng. Uống cà phê trên 65 ° C thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
- không nên cho thêm rượu khi uống cà phê, sau khi rượu vào cơ thể sẽ rối loạn chuyển hóa chất béo và chuyển hóa chất đạm, chất caffeine trong cà phê sẽ kích thích quá trình chuyển hóa thần kinh của cơ thể và cơ sẽ gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa, nghiêm trọng hơn.
- Những người thường xuyên thức khuya không nên uống nhiều cà phê. Loại đồ uống này tuy có thể làm sảng khoái tinh thần nhưng uống quá nhiều sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tiêu hao vitamin B trong cơ thể.
- Không nên cho quá nhiều đường vào cà phê để tránh gây béo phì, sâu răng hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Không nên uống cà phê khi bụng đói vì sẽ kích thích dạ dày tiết axit và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
VietBF@sưu tập