Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp đều không phù hợp để uống ngay. Bởi nước nóng thì dễ làm bỏng khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày. Nếu uống thường xuyên còn dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về ung thư đường tiêu hóa. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại thì nước nóng được xếp vào nhóm 2A - nhóm các hợp chất "có thể gây ung thư trên người".
Bên cạnh đó, việc uống nước quá lạnh lại dễ gây co thắt đường tiêu hóa. Vậy nên, tốt nhất thì hãy uống nước ấm với nhiệt độ dao động khoảng 40 độ C. Nhiệt độ này gần với nhiệt độ cơ thể người nên giúp bạn cảm thấy dễ chịu và dễ hấp thụ hơn.
2. Nước thô chưa qua xử lý
Nước thô chưa qua xử lý (hay còn gọi là nước lã) vốn có thể chứa clo, vi khuẩn, trứng côn trùng và các chất hữu cơ còn sót lại. Điều này rất dễ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người và thậm chí còn gây viêm dạ dày ruột cấp tính cùng một số bệnh truyền nhiễm khác. Do đó, bạn không nên tiêu thụ loại nước này nhé!
3. Nước muối
Nước muối nhạt có chứa muối nên rất dễ làm tăng huyết áp và kích thích niêm mạc dạ dày khi uống vào. Mặc dù có tác dụng ức chế vi khuẩn và bổ sung chất điện giải nên rất phù hợp để súc miệng khi bị viêm miệng, tiêu chảy. Nhưng để sát trùng khoang miệng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối nhạt và phải nhổ đi sau khi súc miệng.
4. Nước trong bình lọc quá 7 ngày
Ở cây lọc nước thường được lấy bình nước cũ và bình nước mới thay ra khi hết nước. Điều này dễ khiến vi khuẩn trụ bám lại ở phần đầu lọc, tạo cơ hội gây bệnh về đường ruột nếu uống thường xuyên. Tốt nhất, hạn sử dụng của nước trong bình lọc không nên quá 7 ngày bạn nhé!
|