Mùa đông miền Bắc th́ không thể thiếu món thịt đông, món ăn năm nào trong nhà cũng có một nồi to nhưng ăn măi chẳng chán.
Nếu là một người con của đất Bắc hay các tỉnh có mùa đông lạnh, tuổi thơ của bạn chắc hẳn từng được ăn qua ít nhất một lần món thịt đông. Ngày trước, khi khi kinh tế c̣n khó khăn, món này được xếp vào hàng xa xỉ phẩm, chỉ có ngày Tết mới được thưởng thức.
Ngày nay, khi điều kiện đầy đủ hơn, chúng ta có thể nấu thịt đông bất cứ lúc nào chúng ta thèm, thậm chí ngay giữa mùa hè nóng bức. Nhưng phải công nhận một điều, thịt đông do cái lạnh tự nhiên bao giờ cũng ngon hơn thịt đông bỏ trong tủ lạnh.
Có giả thuyết cho rằng ngày xưa, người ta thường nấu canh chân gị để nạp năng lượng cho ngày Tết. Nhưng bát canh để ở ngoài lâu quá, giữa trời lạnh, liền đông lại và tạo ra món thịt đông bây giờ.
Ngay chữ "đông" trong tên món ăn đă phần nào phản ánh được tính chất và nguyên liệu của nó. Để tạo thành một khối, các nguyên liệu cần có sự kết dính. Và không có ǵ hoàn hảo hơn chất collagen được tiết ra từ phần b́ và mỡ của chân gị lợn. Lớp keo dính đặc biệt này không chỉ giúp các nguyên liệu có sự liên kết mà c̣n mang đến hương thơm và có vị ngon ngọt tự nhiên cho món ăn.
Ngoài thành phần chính là thịt chân gị ninh nhừ, ông bà ta dùng mộc nhĩ và nấm hương để cân bằng vị. Cái sần sật của 2 nguyên liệu này vừa chống ngấy, vừa dậy vị của món ăn thêm rất nhiều.
Thịt đông ngon nhất là ăn với cơm nóng. Xắn một miếng "thạch" núng nính cả thịt, cả mộc nhĩ, đợi cho lớp mỡ đông từ từ tan chảy nhờ hơi nóng của cơm, rồi sau đó từ từ thưởng thức hương vị. Thịt nấu đông mềm nhừ, hồng hồng, thơm vị hạt tiêu trong từng lớp đông sương trong vắt, mộc nhĩ sần sật, nấm hương thơm nồng, mỗi bữa dễ phải ăn đến 2-3 bát cơm.
Thịt đông - món ăn gắn liền với tuổi thơ của những người con đất Bắc, khiến người xa xứ mỗi lần thấy gió đông về đều nhớ quê hương đến quắt quay.