Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến – Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, những thói quen ăn uống này dễ khiến virus từ người bệnh xâm nhập sang người lành.
Ăn lẩu cùng nhiều người
Thời tiết miền Bắc đang là mùa đông lạnh lại đang dịp gần Tết nên hẳn nhiều người mong muốn được quây quần bên bạn bè, người thân cùng nồi lẩu nóng hổi. Nhưng khi ăn lẩu, thói quen của chúng ta là dùng chính đôi đũa của ḿnh nhúng vào nồi lẩu chung để gắp đồ ăn trong đó.
Thói quen này sẽ khiến bạn tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 nếu trong nhóm người ăn cùng có ai đó đang nhiễm virus.
Dùng chung một bát nước mắm, muối chấm
Thường th́ trong mâm cơm của người Việt có thể có nhiều loại gia vị chấm khác nhau nhưng mỗi loại chỉ có 1 bát và tất cả mọi người dùng chung. Chẳng hạn trong tiệc cưới hỏi, ma chay, luôn chỉ có 1 bát nước chấm dùng chung cho 6 người. Chính v́ dùng chung nên tất cả đều dùng đũa của ḿnh chấm đồ ăn vào đó.
Cũng giống như ăn lẩu cùng nhiều người, thói quen này làm tăng nguy cơ khiến bạn bị nhiễm Covid-19. Tốt nhất, mỗi người nên có một bát nước chấm riêng. Như vậy không chỉ đảm bảo an toàn mà c̣n có thể điều chỉnh nước chấm cho phù hợp với sở thích của mỗi người.
Dùng đũa của ḿnh gắp thức ăn mời người khác
Trong bữa tiệc, nhiều người tỏ sự thân thiện, hiếu khách bằng cách gắp thức ăn mời người khác. Tuy nhiên, theo thói quen, nhiều người dùng chính đũa ăn của ḿnh để làm hành động này.
Ngay cả trong một gia đ́nh, nhiều người giữ thói quen dùng đũa ăn của ḿnh gắp thức ăn cho người lớn tuổi, gắp thức ăn cho người trẻ nhỏ. Thậm chí có người đảo đi đảo lại đĩa thức ăn để chọn miếng ngon.
Nếu muốn giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tốt nhất mỗi bàn ăn nên có thêm th́a, muỗng và đôi đũa để dùng chung. Khi muốn gắp thức ăn cho người khác th́ có thể dùng đũa, th́a dùng chung này.
Nhai cơm, mớm cơm đút cho trẻ
Khi cho trẻ nhỏ ăn, nhiều người thường đưa th́ cháo/cơm vào mồm nếm thử xem nguội hay chưa. Hoặc nhai cơm rồi mớm cho trẻ ăn. Điều này ngỡ như đă không c̣n mà ở đâu đó vẫn c̣n tồn tại, kể cả các thành phố lớn. Có quan niệm c̣n cho rằng trẻ ăn cơm sớm sẽ cứng cáp nên nhiều người nhai cơm cho trẻ ăn để trẻ dễ nuốt.
Thói quen này cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ bởi nếu không phải virus SARS-CoV-2 th́ cũng là một loại virus khác lây từ người lớn sang trẻ nhỏ.
Để giảm nguy cơ nhiễm Covid-19, bên cạnh việc loại bỏ những thói quen ăn uống trên, bạn cần chú ư nâng cao sức đề kháng của bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lư:
- Giữ an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đảm bảo dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
- Uống nước đúng cách.