Bí ẩn "kẻ giết mèo" gây náo động London - "kẻ" giết hàng trăm con mèo khắp London vừa được xác định. Từ năm 2014 đến năm 2018, hơn 400 con mèo được t́m thấy trong t́nh trạng bị cắt xẻo ở London khiến người ta hoảng sợ về một kẻ giết mèo hàng loạt bí ẩn, nhưng một phân tích mới cho thấy thủ phạm hoàn toàn không phải là con người.
Đối với Cảnh sát Metropolitan và những người nuôi thú cưng ở London, con số này thật đáng kinh ngạc. Từ năm 2014 đến 2018, người dân London đă t́m thấy hơn 400 con mèo chết ở khắp nơi trong thành phố. Nhiều xác chết đă bị cắt xén với độ chính xác như phẫu thuật, dẫn đến tin đồn về một kẻ bí ẩn đứng đằng sau tất cả những hành động này, với biệt danh "Croydon Cat Killer" - "Kẻ giết mèo Croydon".

Ảnh minh họa.
Trong khi nhiều người lo sợ rằng Croydon Cat Killer có thể làm hại động vật th́ chắc chắn một ngày nào đó hắn sẽ quay lưỡi dao vào những người dân London. Sau đó một cuộc điều tra đă được mở ra với sự tham gia của cả những cảnh sát và các nhà khoa học giải phẫu, bác sĩ thú y. Theo The Independent, các nhà nghiên cứu từ Đại học Thú y Hoàng gia đưa kết luận rằng những con mèo hoàn toàn không bị giết bởi một con người, thay vào đó, thủ phạm chính là loài cáo đỏ.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thú y Pathology, liên quan đến xét nghiệm ADN, h́nh ảnh khoa học và khám nghiệm tử thi của 32 con mèo được t́m thấy đă chết từ năm 2016 đến năm 2018. Với một phần ba trong số chúng bị cáo giết và số c̣n lại chết do nguyên nhân tự nhiên hoặc do tai nạn.
Theo The Standard, nghiên cứu giải thích: Các kết quả đă t́m thấy mối liên hệ rơ ràng giữa việc cắt xén thân thịt mèo và sự hiện diện của DNA cáo trên thân thịt của những xác mèo.
Vào năm 2018, Cảnh sát Thủ đô London đă công bố kết quả điều tra về hàng loạt vụ giết mèo, được đặt tên là "Chiến dịch Takahe", tuy nhiên quá tŕnh điều tra không t́m thấy dấu vết của sự tham gia của con người.
Theo The Standard, Scotland Yard ( một cách nói hoán dụ để chỉ trụ sở Sở Cảnh sát Thủ đô, có trách nhiệm giữ trật tự cho phần lớn London) không hề phát hiện nghi phạm nào trên mạng lưới giám sát CCTV của London, cũng như nhân chứng hoặc bằng chứng pháp y. Kết luận của Scotland Yard cho thấy nguyên nhân của những cái chết đến từ các vụ va chạm xe cộ và động vật hoang dă.
Nhưng rất nhiều công dân đă bác bỏ kết quả nghiên cứu. Hơn 20.000 người đă kư vào một bản kiến nghị trực tuyến để phản đối, và cương quyết muốn t́m ra thủ phạm thực sự - chắc chắn phải là con người.
Tuy nhiên, cuối cùng th́ Trường Cao đẳng Thú y Hoàng gia đă đưa ra kết quả tương tự như cảnh sát sau một nghiên cứu thứ hai, kéo dài ba năm kết hợp với Scotland Yard trị giá hơn 170.000 USD.
Stuart Orton, Chánh Thanh tra East Hertfordshire cho biết: "Trong khi chủ đề này là vấn đề được nhiều người đồn đoán trên mạng vào thời điểm đó, chúng tôi tin rằng không có sự tham gia của con người trong những vụ giết mèo".

"Cuộc điều tra đă phải tốn đến 3 năm mới có kết quả. Có quá nhiều báo cáo từ công chúng, và chúng tôi phải liên hệ với các chuyên gia để thu thập mọi bằng chứng có thể," - trích báo cáo từ sở cảnh sát Croydon. "Không có bằng chứng cho thấy dấu vết của con người trong các trường hợp được báo cáo. Không nhân chứng, không mẫu nhận dạng, không bằng chứng pháp y liên quan đến con người. Các báo cáo t́nh nghi đều được ghi nhận, nhưng không hề xuất hiện nghi phạm. Trong 3 đoạn phim từ CCTV thu thập được có h́nh ảnh những con cáo đang ngậm một phần cơ thể mèo."
Nghiên cứu cho thấy cáo đỏ đă ăn thịt 10 trong số 32 con mèo. 8 con mèo khác th́ chết v́ suy tim, 6 con do chấn thương lực mạnh được cho là có va chạm xe cộ, một con khác th́ do ngộ độc thuốc chống đông, và một con khác chết là do suy gan. Sáu con c̣n lại xuất hiện những vết cắt xẻo gây biến dạng đến đến mức các nhà khoa học không thể xác định được nguyên nhân cái chết.
Nhà nghiên cứu lịch sử tội phạm học tại Đại học Exeter ngay từ đầu đă tin rằng việc đưa tin rầm rộ của các phương tiện truyền thông đă thúc đẩy nỗi sợ hăi của những cư dân, do đó, các phương tiện truyền thông cảm thấy cần phải tiếp tục đưa tin về vấn đề này - tạo ra một chu kỳ.
Theo IFL Science, cáo đỏ rất phổ biến ở khu vực London và chúng có thể ăn bất cứ thứ ǵ chúng bắt gặp trong sân sau và vườn của cư dân, kể cả thức ăn cho mèo và mèo. Và kẻ giết mèo Croydon, có thể là bất kỳ cá thể nào trong số 10.000 con cáo đỏ sinh sống ở London.
Tiến sĩ Martineau nói: "Là những chuyên gia thú y, chúng tôi biết chủ nhân gặp khó khăn như thế nào khi một con vật cưng yêu quư qua đời, đặc biệt là trong những trường hợp có vẻ bí ẩn hoặc đáng ngờ".
"Trong khi mối quan tâm của công chúng về sự an toàn của vật nuôi của họ là hoàn toàn có thể hiểu được, cuộc điều tra của chúng tôi về cái chết của những con mèo này cho thấy tầm quan trọng của phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng để điều tra những vụ việc như thế này".
Không phải ai cũng tỏ ra đồng t́nh với kết luận này, nhất là khi có nhiều tin đồn về hung thủ đă xuất hiện. Chẳng hạn, có tin cho rằng thủ phạm là một người đàn ông da trắng khoảng 40 tuổi với một vết sẹo dài trên mặt. Tuy nhiên không hề có bằng chứng cho điều này và loài cáo đỏ vẫn là thủ phạm sau những lần điều tra của các nhà khoa học và cảnh sát.
Vietbf@ sưu tập