Tăng cường hệ thống pḥng không là một giải pháp thay thế vùng cấm bay không chỉ khả thi hơn mà c̣n tốt hơn cho cơ hội quân sự của Ukraine trước Nga. Và S-400 là lựa chọn tốt nhất?
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đă liên tục yêu cầu NATO áp đặt vùng cấm bay trong suốt ba tuần Nga tiến hành chiến dịch quân sự. Tuy nhiên, câu trả lời dành cho Kiev vẫn là từ chối.
Mỹ, Anh và các quốc gia khác đang ráo riết tăng cường cung cấp các hệ thống pḥng không - một giải pháp thay thế vùng cấm bay mà các quan chức phương Tây cho rằng không chỉ khả thi hơn mà c̣n tốt hơn cho cơ hội quân sự của Ukraine, theo Financial Times.
Mỹ hồi giữa tuần đă thông qua gói cung cấp vũ khí mới cho Kiev bao gồm 100 máy bay không người lái và 800 tên lửa pḥng không Stinger, bên cạnh tên lửa đất đối không di động tốc độ cao Starstreak được gửi bởi Anh, và các hệ thống khác từ Đan Mạch, Đức, Ư và quân đội các nước EU khác.
Mỹ cũng đang đàm phán với các nước Đông Âu để cung cấp các hệ thống pḥng không S-300 do Liên Xô sản xuất nhằm bổ sung cho lực lượng dự trữ của Ukraine.
Các quan chức phương Tây chỉ ra rằng vùng cấm bay có vô số vấn đề. Đầu tiên và quan trọng nhất, mô h́nh sẽ yêu cầu các máy bay NATO tham gia vào cuộc chơi, bao gồm cả tấn công bất kỳ máy bay Nga nào bị phát hiện vi phạm - một bước có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh NATO-Nga quy mô lớn.
H́nh thái này cũng sẽ yêu cầu liên minh quân sự tấn công các hệ thống pḥng không bên trong lănh thổ Nga để vô hiệu hóa và ngăn chặn nguy cơ máy bay NATO bị nhằm mục tiêu.
Các nhà phân tích cho biết, việc chuyển cuộc tranh luận từ vùng cấm bay sang tăng cường năng lực pḥng không cho Ukraine đă nhấn mạnh rằng cuộc chiến giành quyền kiểm soát bầu trời là rất quan trọng đối với kết quả sau cuối.
Cho đến nay, Ukraine đă sử dụng các khẩu đội pḥng không do Liên Xô thiết kế. "Họ đă đạt được một số thành công trong việc đánh trúng máy bay và tên lửa của Nga", Justin Bronk, nhà nghiên cứu về không quân tại Viện Dịch vụ Hoàng gia Anh cho biết.
Nhưng hàng pḥng ngự của Ukraine cũng đă bị hạ gục đáng kể. Trong số 350 tên lửa pḥng không S-300 uy lực mà Ukraine sở hữu ngay từ đầu cuộc xung đột, quân đội Nga tuyên bố đă phá hủy 123 chiếc.
Dự trữ tên lửa pḥng không hiện cũng đang ở mức cực kỳ thấp. Các lực lượng Ukraine đang lựa chọn bỏ qua tên lửa của Nga mà chỉ ưu tiên các máy bay giá trị.
Thổ Nhĩ Kỳ nên chuyển S-400 cho Ukraine?
Trong bài viết trên New York Times, cây bút Paul Kolbe, chuyên gia tại Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Belfer của Trường Harvard Kennedy, đưa ra giải pháp gây chú ư cho việc tăng cường sức mạnh pḥng không của Ukraine.
Ông cho rằng Ukraine cần vũ khí pḥng không và Thổ Nhĩ Kỳ có một vũ khí rất phù hợp mà nước này cũng cần loại bỏ - hệ thống S-400 do Nga sản xuất được mua cách đây 4 năm khiến Mỹ phản ứng dữ dội.
Đây được coi là giải pháp trọn vẹn cho cả ba bên. Mỹ giúp Thổ Nhĩ Kỳ gửi S-400 đến Ukraine để pḥng thủ trước máy bay chiến đấu của Nga, mang lại giải pháp pḥng không mới, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ được quay trở lại với dự án F-35.
Điều này cũng sẽ giúp sửa chữa mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vốn đă lung lay suốt vài năm qua chỉ v́ sự chen ngang của Nga.
Kolbe lư giải rằng, việc Nga bắt đầu không kích các sân bay quân sự và các địa điểm huấn luyện ở miền tây Ukraine, cùng với lời cảnh báo của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov rằng các chuyến hàng viện trợ của phương Tây là "mục tiêu hợp pháp", điều này cho thấy Ukraine cần có hệ thống pḥng không tầm xa và tầm cao tốt hơn.
S-400 sẽ tăng cường khả năng pḥng không của Ukraine, và việc loại bỏ thứ này khỏi kho vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dọn đường cho Ankara sớm có quyền tiếp cận trở lại với F-35 và các lệnh trừng phạt được băi bỏ.
Khoảng trống trong hệ thống pḥng không của Thổ Nhĩ Kỳ có thể được lấp đầy trong ngắn hạn bằng các khẩu đội Patriot của Mỹ và cuối cùng là bằng tên lửa pḥng không Siper mà chính Thổ Nhĩ Kỳ đang phát triển.
Kolbe tin rằng đó sẽ là viễn cảnh mang đầy tính biểu tượng nếu tên lửa do Nga sản xuất bắn hạ chính máy bay chiến đấu mà Nga triển khai ở Ukraine.
Về các ràng buộc trong hợp đồng, chuyên gia Kolbe cho biết, phía Nga khó có thể phàn nàn việc Thổ Nhĩ Kỳ gửi S-400 cho một quốc gia đối tác để pḥng thủ trước nguy cơ bị tấn công.
Điều này tương ứng với phát biểu của phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov vào cuối năm ngoái, khi khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ mua thêm S-400: "Sự hợp tác kiểu này giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không nên là mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào. . . bởi v́ hệ thống không tấn công, nó chỉ mang mục đích pḥng thủ".
Giao S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ cho Ukraine sẽ mang lại lợi ích Ukraine, NATO, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trong khi Nga là bên thua thiệt nhất trong kịch bản này.
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số các giải pháp về mặt lư thuyết mà phương Tây có thể giúp Ukraine tăng cường sức mạnh pḥng không. Về phần Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này cho đến nay vẫn thận trọng trong các phản ứng về chiến dịch quân sự của Nga, và không có nhiều khả năng sẽ hành động nhạy cảm ở thời điểm hiện tại.
VietBF @ Sưu tầm