Cường độ của cuộc chiến ở Ukraine không hề thuyên giảm, xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine được cho là một thảm họa nhân đạo.
Theo người Ukraine, người Nga đang tấn công các khu dân cư và bệnh viện, và một số thành phố đă không c̣n điện và nước.
Hôm thứ Bảy, Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và việc NATO tăng cường quân đội ở Đông Âu.
Một nơi trú ẩn dân sự khác được cho là đă bị đánh bom ở Mariupol, và hàng ngh́n người dân địa phương đang bị buộc đưa về Nga.
Tại Mariupol, bị quân đội Nga bao vây, các binh sĩ Ukraine sẽ không buông vũ khí và sẽ không rời thành phố, Phó Thủ tướng Ukraine Irina Veraschuk cho biết hôm thứ Hai.
Đêm Chủ nhật, Kiev hứng chịu một cuộc tấn công, bao gồm quận Podil. Thị trưởng Vitaly Klitschko cho biết một số ngôi nhà và trung tâm mua sắm đă bị ảnh hưởng bởi bom đạn Nga.
Một phần của giới thượng lưu Nga đang cân nhắc việc ám sát Vladimir Putin - T́nh báo Ukraine tiết lộ.
Theo t́nh báo Ukraine, một nhóm nhỏ các thành phần chính trị và đại gia Nga có kế hoạch ám sát Putin và kư hoà b́nh. Người ta cũng nhấn mạnh rằng tổng thống mới sau vụ ám sát có thể là Alexander Bortnikov, người đứng đầu FSB, người không được tổng thống Putin ưa thích sau khi có thông tin cho rằng cơ quan mật vụ đă cung cấp không đủ thông tin về Ukraine trước khi chiến tranh bắt đầu.
T́nh báo viết rằng những kẻ ám sát cũng đang nghĩ đến việc đầu độc hay một vụ tai nạn, việc quân Chechnya rút khỏi Ukraine bằng cách nào đó có liên quan đến sự lo lắng chống lại Putin. Họ cho rằng thông tin của họ được lấy từ những người trong cuộc ở Nga.
Sky News đưa tin, Thủ tướng Boris Johnson đă nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
Tôi đă nói chuyện với Tổng thống Ukraine chiều nay rằng tôi sẽ làm việc như thế nào để thúc đẩy lợi ích của Ukraine tại các cuộc họp NATO và G7 trong tuần này. Vương quốc Anh sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự, kinh tế và ngoại giao cho Ukraine để giúp chấm dứt cuộc xung đột khủng khiếp này càng sớm càng tốt.
Cả hai nhà lănh đạo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục các biện pháp trừng phạt trong việc gây áp lực lên ông Putin và lên án các vụ tấn công nhằm vào thường dân vô tội ở Mariupol.
I spoke to President @ZelenskyyUa this afternoon to set out how I will be working to advance Ukraine’s interests at meetings of NATO and the G7 this week.
The UK will continue to step up military, economic and diplomatic support to help bring an end to this terrible conflict.
Trong hơn ba tuần, quân đội Nga không thả công nhân nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Tuy nhiên, 64 công nhân tại nhà máy điện cuối cùng đă có thể rời nhà máy vào Chủ nhật, BBC viết. Các nhân viên đă được thay thế bởi 46 công nhân khác tại nhà máy, những người t́nh nguyện làm việc cho nhà máy.
Phó Tư lệnh Hạm đội Biển Đen Andrei Pali của Nga đă thiệt mạng ở Ukraine.
Andrei Pali trước đây là phó chỉ huy của các lực lượng Nga tại Syria, sắp được thăng cấp đô đốc, đă thiệt mạng khi đang chiến đấu ở Mariupol, Nga xác nhận. Sinh ra và lớn lên ở Kyiv!
Deputy commander of the Russian Black Fleet, formerly deputy commander of Russian forces in Syria, about to be promoted to rear-admiral, killed in action in Mariupol, Russia confirms. Born and raised in Kyiv! https://t.co/4p014TfqoD
Bộ Quốc pḥng Nga hôm Chủ nhật cho biết một tên lửa Kinzal siêu thanh thứ 2 đă được bắn.
Theo Bộ Nga, lần này một kho nhiên liệu đă bị phá hủy bởi tên lửa.
Ukraine war - day 25: "Kinzhal hypersonic ballistic missile was launched from the water of the Caspian Sea and destroyed a large Ukrainian fuel storage site, near the settlement of Kostyantynivka in the Mykolaiv region," - Russian MoD. pic.twitter.com/Jesl8lOglx
Nhiều người Nga đang cố gắng nhập cảnh vào Hoa Kỳ thông qua đường biên giới của nước này với Mexico, nhưng phải bày tỏ sự thất vọng khi họ không được chính quyền Hoa Kỳ chấp nhận nhập cảnh như đối với người Ukraine, bất chấp việc họ đă rời bỏ quê hương v́ phản đối tổng thống Putin xâm lăng Ukraine.
Theo Reuters đưa tin, giới chức Hoa Kỳ trong tuần này đă cho phép hàng chục người Ukraine đi qua biên giới Hoa Kỳ – Mexico, nhưng những người Nga vẫn bị kẹt lại, khiến họ phải cắm trại dọc theo hàng rào biên giới kẽm gai, bất chấp khuyến cáo của chính quyền Mexico.
MUỐN HOÀ B̀NH HĂY CHUẨN BỊ CHO CHIẾN TRANH
Có một câu nói đă trở nên kinh điển từ Đông sang Tây: “Trong bất cứ cuộc chiến nào, người dân cũng là bên thua cuộc”. Câu nói ám ảnh những phóng viên chiến trường của tờ Washington Post khi tường thuật cuộc sống của người dân Ukraine tại các vùng chờ di tản. Đây là người bà, ráng giữ mọi thứ b́nh thường nhất có thể để đứa cháu nhỏ không phải lớn lên với vết sang chấn tâm lư hậu chiến PTSD. Đây là đứa cháu gái mừng sinh nhật thứ 5 dưới hầm trú ẩn với con gấu bông kịp mang theo trước khi căn chung cư của họ bị bom dội nát hoàn toàn. Đây là bệnh viện phụ sản với các ô cửa sổ được dán băng keo để tránh mảnh kiếng vỡ. Đây là các con sơ sinh không thể di tản được nếu có cuộc tấn công.
Cuộc chiến Nga - Ukraine là cuộc chiến cổ điển trong thời đại số, một cuộc chiến tự bản thân nó đă lỗi thời về mọi mặt. Từ khí tài quân sự, đến chiến thuật tác chiến, đến tuyên truyền. Nhất là tuyên truyền. Khi mà hầu như mọi khía cạnh của cuộc giao tranh, từ các phán quyết của các cơ quan tư pháp quốc tế, đến động thái của các chính phủ, đến va chạm quân sự, đến những trao đổi dân sự hằng ngày đều được phơi lên Twitter chỉ trong ṿng vài giờ, vài phút, thậm chí vài giây, th́ đâu đó ở VN, vẫn có những kẻ giật dây cho những con rối diễn lại một tuồng cũ đă quá nhạt nhẽo: Tuồng phản chiến.
“Trong bất cứ cuộc chiến nào, người dân cũng là bên thua cuộc! Hăy làm mọi thứ (tất nhiên là kể cả đầu hàng) để tránh thương vong!” Câu nói này chưa bao giờ sai nhưng thật nực cười là lời kêu gọi “chân thành” này lại chỉ nhắm vào phía Ukraine! Sẽ có người bảo “không, không phải chỉ Ukraine, đây là lời kêu gọi cả hai bên cần ngừng chiến!” Xin thưa, đó là một nhận định hoặc ấu trĩ, hoặc điếm đàng. Nếu anh thực sự tin anh có thể kêu gọi Nga ngừng chiến, th́ anh ấu trĩ, c̣n không th́ anh quá điếm đàng. Nhưng tôi tin là anh điếm đàng chứ không phải ấu trĩ, đơn giản là, tất cả những thương vong được dẫn ra đều là mất mát, thương vong của người dân Ukraine để gởi thông điệp đến chính quyền Ukraine, chẳng ai buồn nghĩ đến việc dẫn ra thương vong, mất mát của dân Nga cả! Dù họ cũng chịu vô vàn tang thương, suy cho cùng, người dân luôn luôn là bên thua cuộc.
Nên nhớ “Nếu Nga ngừng chiến th́ sẽ không có chiến tranh, nếu Ukraine ngừng chiến th́ sẽ không có Ukraine!” Có người sẽ bảo tôi là thể loại núp máy lạnh xúi xung phong, ủng hộ chiến tranh bằng sinh mạng người khác. Nói thế c̣n dở, để tôi chỉ cho, các anh phải nói thế này “thử chiến tranh xảy ra trên đất nước của cô xem, cô có nhất định đ̣i kết thúc bằng mọi giá để bảo toàn tính mạng bản thân và người nhà không? Xem dân Mỹ, chưa có ḥn đạn nào lọt vào, chưa có trái bom nào dội vào, chưa có thương vong thật sự nào, chỉ mới có chút bất tiện là xăng tăng gần $6/galon là đă muốn chết lên chết xuống th́ lấy tư cách ǵ kêu gọi người khác xung phong!” Đấy, nói là phải nói như thế!
Tôi không có tư cách đại diện cho cả 350tr người Mỹ nhưng tôi dám chắc rằng bất cứ kẻ nào dám đe doạ toàn vẹn lănh thổ Hoa Kỳ đều không thể an nhiên mà tồn tại dưới bóng mặt trời. Người Mỹ có thể lật cả chính phủ v́ giá xăng (và chính phủ Biden lẽ ra nên làm tốt hơn trong giai đoạn này đối với các đường ống dẫn đầu từ Canada, và các mỏ khai thác đầu đá) nhưng không bao giờ cam chịu xúc phạm từ bên ngoài. Nhưng đó là chuyện khác, chúng ta đang nói đến phong trào phản chiến, và, với đề tài này, tôi nghĩ rằng cha ông tôi đă có một bài học không thể đắt hơn: bài học mất nước vẫn c̣n chưa ráo mực.
Chúng tôi thừa kinh nghiệm xương thịt để hiểu rằng, nếu tránh tang thương trước mặt th́ phải trả bằng tang thương lâu dài. Tránh mất mát lúc này th́ phải trả bằng mất mát cả đời ḿnh và nhiều đời con cháu. Chúng tôi dám nh́n thẳng vào mắt người dân Ukraine mà nói điều này với họ, với chính bản thân các anh, và với cả dân tộc tôi:
Nếu đánh đổi độc lập lấy an toàn, th́ sẽ mất cả hai.
Quân đội Nga pháo kích cháy rụi chợ lớn nhất Kharkiv, công sức tích góp cả đời của nhiều người Việt tan thành mây khói
Nhiều người Việt bày tỏ nỗi đau mất mát và sự căm phẫn trên mạng xă hội khi theo dơi cảnh cháy chợ Barabashova, nơi mà họ đă bỏ lại công việc kinh doanh và khối tài sản chắt chiu nhiều năm để bảo toàn tính mạng, với hy vọng sẽ sớm quay trở lại đây sau khi chiến tranh kết thúc.
Theo các quan chức ở thành phố phía đông Ukraine, các cuộc pháo kích của Nga đă đánh trúng vào chợ Barabashova, khu chợ lớn nhất của Kharkiv vốn được mệnh danh là một trung tâm của người Việt, gây ra đám cháy dữ dội vào ngày 17/3.
“Một trong những ngôi chợ lớn nhất thế giới với diện tích 300.000 mét vuông đang bị cháy sau một loạt pháo kích của quân đội Nga”, Bộ ngoại giao Ukraine thông báo trên trang Twitter.
Các video trên mạng xă hội cho thấy những cột khói đen khổng lồ tỏa ra từ nhiều khu vực của khu chợ.
Các quan chức Ukraine cho biết đă có 70 người đang tham gia vào nỗ lực dập lửa để ngăn chặn đám cháy lan sang những ngôi nhà gần đó. Một nhân viên trong đội ứng cứu khẩn cấp đă bị thiệt mạng, theo thông báo của thị trưởng thành phố Kharkiv.
“Hôm qua, khi thấy cảnh chợ bị pháo kích cháy như thế th́ rất nhiều người cảm thấy mất mát rất lớn”, ông Việt Anh, một cư dân đă sống ở Ukraine hơn 35 năm, cho VOA biết vào tối 18/3.
“Cháy hết mất rồi bao nhiêu năm vất vả chắt chiu không khóc lên được nữa trời ơi”, tài khoản Hiền Phan bày tỏ, trong khi tài khoản Pham Thi Thuy viết: “Nh́n cửa hàng cháy mà ḷng đau như cắt bao nhiêu công sức làm bây giờ trắng tay”.
Chợ Barabashova vốn được xem nguồn sinh kế chính của hầu hết người Việt ở Kharkiv, “thủ phủ người Việt” ở Ukraine. Một người hoạt động tích cực trong cộng đồng ở Kharkiv cho biết đa số người Việt tại đây vẫn “chạy chợ” b́nh thường vào ngày trước khi chiến sự bùng nổ v́ không nghĩ rằng đạn bom đang cận kề, và v́ họ đă quen với “t́nh trạng chiến tranh” mà họ nói đă diễn ra trong suốt 8 năm qua kể từ khi Nga sáp nhập Crimea.
“Dù đă xác định tư tưởng rồi nhưng vẫn không thể ḱm được nước mắt khi nghe tin…”, tài khoản Thanh Vân Nguyễn cho biết khi theo dơi tin cháy chợ.
Trong khi đó, nhiều người Việt khác nói vụ cháy đă làm tan tành hy vọng quay trở lại quê hương thứ hai để tiếp tục cuộc sống thanh b́nh trước đây sau khi chiến tranh kết thúc.
“Hết hy vọng về UKRAINA rồi”, tài khoản Chiến Vân nói.
“Chợ xvaiak cũng đă cháy, Một chút hi vọng cuối cùng cũng đă hết rồi”, Thu Thao bày tỏ.
Không ít người Việt cũng bày tỏ sự căm phẫn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, thậm chí gọi ông là “trùm khủng bố số 1 của thế kỷ 21”.
“Khi mà quân Nga bắn vào thành phố, mọi người lúc ấy chỉ ấy chỉ kịp vơ vội mấy bộ quần áo với ít tiền nong rồi chạy thôi. Coi như nhà cửa, xe, hàng hoá hầu như vứt hết lại, chạy để thoát thân cái đă. Khi sang châu Âu, phần lớn tâm lư người ta bây giờ cũng chỉ sang để lánh nạn, tránh bom đạn rồi sau này đất nước hoà b́nh, ổn định, người ta sẽ trở về v́ đấy là nơi người ta đă sinh sống, làm việc, có nhà cửa, con cái người ta được học hành, hàng hoá, tài sản của người ta ở đấy th́ người ta sẽ trở về, chứ không phải tất cả bỏ đi là xong”, ông Việt Anh nói với VOA.
Không ít người Việt ở Ukraine tiếp tục bày tỏ sự căm phẫn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi xảy ra vụ cháy chợ, thậm chí họ gọi ông là “trùm khủng bố số 1 của thế kỷ 21”.
Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc phụ trách các vấn đề chính trị và xây dựng ḥa b́nh, Rosemary DiCarlo, hôm 17/3 nói “sự tàn phá và đau khổ ở Mariupol và Kharkiv làm dấy lên nỗi sợ hăi nghiêm trọng về số phận của hàng triệu cư dân Kyiv và các thành phố khác phải đối mặt với các cuộc tấn công ngày càng tăng”.
Bà nói thêm rằng thường dân được bảo vệ khỏi nguy hiểm do các hoạt động quân sự gây ra, và các cuộc tấn công trực tiếp vào dân thường bị cấm. “Tuy nhiên, không thể phủ nhận mức độ to lớn của thương vong dân sự và cơ sở hạ tầng dân sự bị phá huỷ ở Ukraine”. Giới chức LHQ kêu gọi phải có một cuộc điều tra kỹ lưỡng và trách nhiệm giải tŕnh về vấn đề này.
Theo Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR), tính đến ngày 17/3, đă có ít nhất 2.032 thương vong đối với thường dân ở Ukraine, trong đó có 780 người thiệt mạng và 1.252 người bị thương. Cơ quan này lưu ư rằng con số thực tế có thể “cao hơn đáng kể”. Ngoài ra, c̣n có hơn ba triệu người Ukraine đă phải chạy trốn chiến tranh sang các nước láng giềng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 16/4 đă gọi thẳng Tổng thống Nga Vladimir Putin là “tội phạm chiến tranh”. Hạ viện Hoa Kỳ hôm 17/3 cũng thông qua luật đ́nh chỉ quan hệ thương mại "tối huệ quốc" với Nga và Belarus với tỷ lệ bỏ phiếu 424-8, sau hàng loạt các biện pháp trừng phạt nặng nề đă áp đặt lên Nga trước đó v́ cuộc xâm lược Ukraine.
Theo VOA -Trần Thái Hoà
Vũ Ngọc Yên: Chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc như thế nào?
Hơn ba tuần qua, người dân Ukraine phải chịu nhiều khốn khổ trong cuộc chiến tranh trên đất nước mình. Cuộc xâm lược của Tổng thống Nga Putin ở Ukraine vẫn tiếp tục không suy giảm. Hàng ngàn tên lửa, bom và đại pháo bắn phá vào các cơ sở quân sự, hành chính và các khu dân sự. Hàng vạn thường dân, binh sĩ thương vong và hơn ba triệu người Ukraine phải chạy nạn qua các quốc gia láng giềng.
Những nỗ lực ḥa b́nh cho đến nay vẫn không thành công. Các phái đoàn Nga và Ukraine đă tổ chức nhiều ṿng thương thảo kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự tấn công Ukraine ngày 24-2-2022. Cho đến nay, các cuộc đàm phán chưa đem lại bất kỳ kết quả cụ thể nào, ngoại trừ việc Moscow và Kyiv t́m thấy điểm chung về việc tổ chức các hành lang nhân đạo để sơ tán dân khỏi vùng giao chiến. Các chuyên gia an ninh quốc tế cảnh báo: Các cuộc đàm phán càng kéo dài, càng có nhiều khả năng leo thang thành một cuộc xung đột kéo dài.
Bao giờ cuộc tàn sát phi lý sẽ dừng lại? Và trên hết, làm thế nào để cuộc chiến khủng khiếp này có thể kết thúc? Liệu Ukraine phải đầu hàng? Hay Putin chỉ đơn giản sẽ rút quân? Có những cơ hội nào cho một giải pháp thương thảo? Theo quan điểm của giới chuyên gia chính sách đối ngoại và an ninh, có năm tình huống có thể xẩy ra cho diễn tiến của cuộc chiến Ukraine.
Kịch bản 1: Nga chiến thắng quân sự
Ngay cả khi người Ukraine hiện đang quả cảm chống lại cuộc xâm lược của Nga, tinh thần chiến đấu của người Uraine rất cao, quân đội còn kháng cự mạnh nhờ sự trợ giúp vũ khí của phương Tây, nhưng có một điều rơ ràng là quân đội Nga vượt trội hơn hẳn về quân đội và vũ khí. Chính v́ ưu thế quân sự của Nga, nhiều chuyên gia nhận định rằng, các đơn vị Nga sẽ có thể tiến xa hơn và đánh chiếm các thành phố chiến lược quan trọng trong vài ngày tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đă thể hiện quyết tâm tiếp tục các cuộc tấn công cho đến khi các yêu sách của Nga được đáp ứng: Công nhận Crimea là lănh thổ của Nga và cái gọi là Cộng ḥa Nhân dân Donetsk và Luhansk ở phía đông là các quốc gia độc lập, quy chế trung lập cho Ukraine với việc từ bỏ gia nhập vào Liên minh quân sự NATO.
Nhưng ngay cả khi Nga giành được một chiến thắng quân sự ở Ukraine và phá vỡ sự phản kháng của Ukraine, Putin sẽ phải đối mặt với thách thức chiếm đóng vĩnh viễn một đất nước rộng lớn 603.548 km² với trên 44 triệu dân. Cuộc chiếm đóng toàn bộ Ukraine sẽ vô cùng lâu dài và tốn kém. Theo các chuyên gia NATO, Nga sẽ cần ít nhất 600.000 binh sĩ, gấp 3 lần số quân hiện đang được triển khai trong khu vực để chiếm đóng nước này. Thương vong cao và có thể sẽ gặp kháng cự lâu dài. Do đó, việc Nga kiểm soát vĩnh viễn Ukraine thông qua một chế độ mới thân Nga sẽ rất khó khăn.
T́nh huống 2: Nga rút quân về nước
Một chiến thắng quân sự nhanh chóng ở Ukraine được kỳ vọng sẽ giúp Putin đạt được chiến thắng về mặt chính trị: NATO phải từ bỏ tham vọng mở rộng về phía Đông, cũng như dập tắt hy vọng của Ukraine muốn ngả về phương Tây hay ít nhất cũng thay đổi chính quyền Tổng thống Zelensky. Tuy nhiên, căn cứ các thông tin trên thực địa, có vẻ như kế hoạch tiến nhanh, thắng nhanh ở Ukraine của Putin chưa thành công như mong đợi.
Cho đến nay quân lính Nga đă chưa thể giành được toàn quyền kiểm soát các địa điểm xung yếu ở Ukraine, bất chấp những mũi tiến công trên khắp đất nước.
Quân đội Ukraine đă chống lại cuộc xâm lược của Nga với sức mạnh đáng kinh ngạc: Kế hoạch quân sự trước đây để chiếm Kyiv trong vài giờ hoặc vài ngày đă bị người Ukraine đẩy lùi thành công. Các thành phố quan trọng chiến lược khác vẫn nằm trong sự kiểm soát của Ukraine.
Hiện tại, có vẻ như quân đội Ukraine, với sự trợ giúp vũ khí và cơ quan t́nh báo phương Tây, có thể tiếp tục cầm cự ở Kyiv và buộc quân đội Nga rơi vào bế tắc. Ngoài ra các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng có thể góp phần vào sự bất phân thắng bại quân sự. Cuối cùng, sự suy yếu lớn của nền kinh tế Nga có thể ép buộc Putin từ bỏ mục tiêu thực sự của ḿnh và rút quân về nước.
Giới chuyên gia quân sự của NATO nhận xét, việc Nga tự đưa ra quy trình rút quân dù không đạt được thành công có thể là "mơ tưởng" (wishful thinking).
T́nh huống 3: Nga và Ukraine đồng ư đàm phán
Dmitri Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, nói rằng, nếu Ukraine thay đổi hiến pháp để chấp nhận một số h́nh thức “trung lập” hơn là nguyện vọng gia nhập NATO; công nhận các khu vực ly khai ở Donetsk và Lugansk là các quốc gia độc lập và Crimea là một phần của Nga; các cuộc tấn công quân sự sẽ dừng lại "trong chốc lát".
Trong một cuộc phỏng vấn của ABC News, Tổng thống Zelensky của Ukraine nói rằng, ông đă "hạ nhiệt" khi muốn gia nhập NATO vì liên minh quân sự phương Tây "không sẵn sàng chấp nhận Ukraine" và nói rằng “chúng ta có thể thảo luận và t́m ra một thỏa hiệp về cách các vùng lănh thổ này sẽ tồn tại”.
Tổng thống Zelenskyy nói: "Chúng tôi sẽ không đầu hàng nhưng sẵn sàng cho một cuộc đối thoại". Trước đó, ông đă thể hiện rằng ḿnh sẵn sàng thỏa hiệp và đề nghị đàm phán về sự trung lập của Ukraine. Điều này đă được chính thức đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Ukraine nhận thức rõ rằng, họ cần một giải pháp thương thảo nhanh chóng để ngăn chặn thất bại hoàn toàn. Zelensky cũng kêu gọi một cuộc gặp trực tiếp với người cai trị Điện Kremlin. Ông nói “Chiến tranh chỉ có thể kết thúc bằng các cuộc hội đàm giữa hai Tổng thống”.
Trả lời phỏng vấn của cổng thông tin Wirtualna Polska hôm 17-3, Mikhail Podolyak, trợ lư cho tổng thống Ukraine lưu ư, cuộc hội đàm trực tiếp Putin - Zelensky có thể chỉ diễn ra khi một hiệp ước ḥa b́nh giữa Moscow và Kyiv được kư kết.
Podolyak nói thêm: "Ngay sau khi các công việc về thỏa thuận hoàn tất, chúng tôi sẽ bắt đầu tổ chức cuộc gặp. Nó sẽ diễn ra trong những tuần tới. Địa điểm tổ chức không quan trọng đối với chúng tôi. Nó có thể ở bất cứ đâu, ngoại trừ Nga".
Putin rất quan tâm đến việc kiềm chế cuộc xâm lược lớn và muốn kết thúc sớm cuộc chiến tranh. Putin đã lên tiếng cam kết “Nga không có ư định chiếm đóng Ukraine và lặt đổ chính quyền Zelensky“ và chấp nhận thương thảo về một nước Ukraine trung lập và phi quân sự.
Báo Financial Times ngày 16/3 đưa tin, "tiến bộ đáng kể" trong đàm phán ḥa b́nh là hai bên đang thảo luận về một dự thảo kế hoạch 15 điểm, bao gồm cả việc Nga rút quân và Ukraine trở thành một quốc gia trung lập dưới sự bảo vệ của các đồng minh phương Tây.
T́nh huống 4: Phản kháng chống Putin gia tăng ở Nga
Khả năng cuộc chiến ở Ukraine sẽ kết thúc v́ một cuộc nổi dậy ở Nga hoặc thậm chí là một cuộc đảo chính. Giới chuyên gia chính trị không loại trừ hoàn toàn tình huống này. Ngay cả khi Điện Kremlin cố gắng đóng cửa các phương tiện truyền thông độc lập bằng các luật cứng rắn và củng cố quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông nhà nước, nhưng các cuộc biểu t́nh phản chiến vẫn diễn ra ở nhiều thành phố của Nga. Theo các tổ chức nhân quyền, ít nhất 6. 000 người phản kháng đă bị bắt.
Không chỉ người dân Nga bất mãn và ngày càng mất ḷng tin vào Tổng thống Putin, sự ủng hộ của giới tinh hoa cầm quyền cũng đang sụp đổ. Một số nhà tài phiệt, thành viên quốc hội và thậm chí cả công ty dầu khí tư nhân Lukoil đang kêu gọi chấm dứt chiến tranh ngay lập tức. Putin được cho là còn an toàn, nhưng điều này có thể nhanh chóng trở thành điều ngược lại nếu xung đột leo thang hơn nữa.
Trước chiến tranh, có hai phe trong Điện Kremlin. Giới kinh doanh trong chính phủ xung quanh Thủ tướng Mikhail Mishustin và cấp phó của ông Andrei Belousov đă lên tiếng phản đối cuộc chiến Ukraine v́ lo sợ các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ xảy ra, nhưng phe an ninh mạnh hơn nhiều xung quanh Bộ trưởng Quốc pḥng Sergei Shoigu đã hỗ trợ cuộc xâm lược.
Nay Nga bị thấm đ̣n từ các lệnh trừng phạt. Putin mất sự ủng hộ của công chúng. Có lẽ có nguy cơ về một cuộc cách mạng quần chúng. Giáo sư Sir Lawrence Freedman, Đại học Kings College, London cho rằng: “Hiện nay có khả năng sẽ có sự thay đổi chế độ tại Moscow cũng như ở Kyiv”.
Kịch bản 5: Leo thang xung đột và đối đầu với NATO
Ukraine có biên giới với 4 quốc gia thuộc Liên Xô cũ, tất cả đều là thành viên NATO ngoại trừ Moldova, những diễn biến gần đây đă làm dấy lên lo ngại rằng Putin có thể tấn công họ. Nếu t́nh huống xấu nhất này thành hiện thực, xung đột khu vực sẽ lan rộng khắp thế giới.
Lănh đạo Toà Bạch Ốc tái khẳng định, Mỹ sẽ không điều binh lính tới Ukraine để trực tiếp đối đầu với các lực lượng Nga tại đây. Thay vào đó, quân Mỹ sẽ được triển khai đến châu Âu để bảo vệ các đồng minh NATO bao gồm Ba Lan, Romania, Latvia, Lithuania và Estonia, trong trường hợp Nga quyết định tiếp tục tiến về phía tây.
Những luận điệu về chiến tranh của Putin, theo đó phương Tây sẽ hứng chịu hậu quả thảm khốc nếu tham gia vào cuộc chiến Ukraine, được các chuyên gia gần như nhất trí hiểu là một cử chỉ đe dọa tâm lư. Tuy nhiên, Nga sẽ làm mọi cách để ngăn chặn việc Georgia gia nhập NATO.
Hiện tại, Nga không có ư định đưa cuộc chiến sang lănh thổ NATO và NATO cũng không muốn triển khai quân đội của ḿnh ở Ukraine. Nhưng các sự cố chắc chắn có thể xảy ra, chẳng hạn do tính toán sai lầm hoặc hiểu nhầm trên không hoặc trên Biển Đen giữa các tàu chiến của Nga và NATO. Nhà chính trị học Samuel Charap cảnh báo về những “nguy cơ tai nạn, sự cố hoặc tính toán sai lầm có thể dẫn đến chiến tranh giữa NATO và Nga”. Một tên lửa lạc hoặc một cuộc tấn công mạng có chủ đích có thể đóng vai tṛ là động cơ khiến chiến tranh leo thang.
Thay lời kết
Nước Nga đã trở thành một đối tác lớn trên toàn cầu trong thập niên 2010. Quốc gia này đóng vai tṛ then chốt trong cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), là nguồn cung năng lượng chính của thế giới và tham gia tích cực vào các thỏa thuận quốc tế lớn, chẳng hạn như thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Nhưng, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine hiện nay vấp phải sự phản đối từ nhiều quốc gia trên thế giới, khiến Moscow hứng chịu một loạt đ̣n trừng phạt nặng nề.
Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine không chỉ diễn ra trên mặt trận quân sự v́ phương Tây đă biến nó thành cuộc chiến cả mặt trận kinh tế, tài chính và chính trị. Nền kinh tế Nga chịu ảnh hưởng nặng nề, đồng Rúp giảm giá mạnh và nhiều tổ chức tài chính của nước này chao đảo.
Cộng đồng thế giới đă lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, đồng thời kêu gọi Moscow chấm dứt hành động gây hấn. 141 thành viên của Đại hội đồng LHQ đă bỏ phiếu tại New York vào ngày 2-3-2022 cho một nghị quyết tương ứng. 35 quốc gia bỏ phiếu trắng, chỉ 5 quốc gia bác bỏ quyết định. Trước cơ quan lớn nhất của Liên Hiệp quốc với 193 thành viên, các đồng minh phương Tây đă cho thấy sự cô lập quốc tế đối với Tổng thống Nga Putin.
Chiến sự Nga - Ukraine không thể kéo dài măi, mà phải có kết cục. Các quan chức Mỹ và châu Âu cho rằng, hy vọng tốt nhất là Putin phải thu hẹp các mục tiêu của cuộc chiến khi đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế. Phương Tây nói rơ là Putin phải bị lật đổ và được thay thế bằng một lănh đạo ôn ḥa hơn, sau đó th́ Nga sẽ được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và các mối quan hệ ngoại giao được phục hồi.
Theo các điệp viên phương Tây : Tổng thống Nga Vladmir Putin bị mắc kẹt trong thế giới khép kín do chính ḿnh tạo nên, và điều này đă khiến họ lo ngại.
Trong nhiều năm qua, họ đă cố gắng t́m hiểu xem Tổng thống Putin có tính toán ǵ để hiểu về các ư định của ông ta.
Trong bối cảnh quân đội Nga có vẻ đang bị sa lầy tại Ukraine, th́ việc t́m hiểu về điều này càng trở nên cần thiết để đoán được Putin sẽ phản ứng ra sao trước sức ép. Hiểu được Putin đang suy nghĩ ǵ sẽ vô cùng quan trọng nhằm giúp cuộc khủng hoảng không bị leo thang lên nấc nguy hiểm hơn.
Vào ngày thứ sáu vừa qua, với giọng điệu thách thức. Ông Putin hứa trước một đám đông vẫy cờ tụ tập tại một sân vận động bóng đá ở Moscow rằng Nga sẽ "hoàn thành tuyệt đối tất cả các kế hoạch của chúng ta."
C̣n TT Ukraine , ông Zelenskyy nói : việc Nga từ chối thỏa hiệp sẽ khiến Nga trả giá đắt.
ĐCSTQ bị chỉ trích v́ lên án Mỹ gửi vũ khí thay v́ lương thực cho Ukraine
Tôn Vận • Thứ Hai, 21/03/2022
Gần đây, giới chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ trích Mỹ thay v́ gửi lương thực th́ lại gửi vũ khí cho Ukraine, động thái của phía Trung Quốc đă bị Ukraine lên án “rất thiếu nghiêm túc và không xứng đáng với địa vị của một cường quốc được tôn trọng!”
Ngày 18/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên cáo buộc Mỹ cung cấp vũ khí sát thương, hỏi rằng: “Người dân Ukraine cần thức ăn và túi ngủ hơn hay súng máy và đạn pháo?”
Ngày 19/3, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk bày tỏ rất bất b́nh với phát biểu của ông Triệu Lập Kiên về phát ngôn này.
Bà Vereshchuk cho biết trong một bài đăng trên Facebook rằng gần đây, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đă công khai phản đối các chuyến hàng vũ khí của Mỹ đến Ukraine, v́ lo ngại viện trợ vũ khí có thể dẫn đến nhiều thương vong dân sự.
“Với tư cách là một thành viên của Chính phủ Ukraine, tôi muốn nói với những người bạn Trung Quốc của tôi: Tuyên bố này hoàn toàn không nghiêm túc và không xứng với địa vị của một đất nước vĩ đại và được tôn trọng”, bà Vereshchuk lên án tuyên bố của ĐCSTQ.
Vào ngày 19/3, Tổng thư kư Oleksiy Danilov của Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền h́nh, rằng trong ṿng vài ngày tới Ukraine sẽ nhận được các lô hàng vũ khí mới của Mỹ, bao gồm tên lửa chống tăng Javelin và ng̣i nổ (Stinger) chống tên lửa máy bay. Trước đó, ngày 16/3 Mỹ thông báo sẽ viện trợ vũ khí cho Ukraine thêm 800 triệu USD.
Bà Vereshchuk cho biết, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Ukraine cần thực phẩm và túi ngủ, đồng thời nói rằng họ sẽ cung cấp cho chúng tôi thực phẩm, đồ ăn trẻ em, túi ngủ, thảm ngủ, chăn chống thấm nước. Tuy nhiên, bà Vereshchuk hỏi ngược lại: Người Nga đang ném bom các khu dân cư của các thành phố của chúng tôi. Chúng ta cần hệ thống pḥng không để đóng cửa bầu trời cho dân thường. Thảm ngủ và chăn chống thấm nước làm ǵ? Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao ĐCSTQ nên hỏi ư kiến của chúng tôi về 160 sinh viên Trung Quốc đă được chuyển đến sau cuộc pháo kích của Nga vào tuần trước.
Trước đó (ngày 9/3), Bộ Ngoại giao ĐCSTQ thông báo đă viện trợ nhân đạo cho Ukraine trị giá 5 triệu nhân dân tệ, bao gồm lương thực và các nhu yếu phẩm hàng ngày. Về vấn đề này, bà Vereshchuk nói: “Chúng tôi không cần chăn và giường. Chúng tôi cần vũ khí để bảo vệ đất đai của ḿnh. Và chúng tôi kêu gọi Trung Quốc ngừng hỗ trợ ném bom các khu dân cư đô thị Ukraine!”
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, đến nay ĐCSTQ không đề cập đến từ “xâm lược” cũng như không đổ lỗi cho Nga, ngược lại có thông tin cho rằng ĐCSTQ sẵn sàng hỗ trợ Nga, bao gồm cả hỗ trợ vũ khí. Nhưng Mỹ đă nhiều lần cảnh báo Trung Quốc sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu thực sự hỗ trợ Nga.
Hơn 400 công ty rút khỏi Nga do t́nh h́nh chính trị kinh tế phức tạp
Trí Đạt • Thứ Hai, 21/03/2022
Theo thống kê, kể từ khi bắt đầu cuộc chiến giữa Ukraine và Nga đến ngày 18 tháng này, hơn 400 công ty đă rút khỏi Nga.
T́nh h́nh Ukraine và Nga đang căng thẳng, cộng thêm các lệnh trừng phạt quốc tế như cấm vận Nga, nhiều nhà sản xuất lớn đă có động thái hưởng ứng. Ngoài ra, do chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng nên một số công ty dù muốn duy tŕ cũng sẽ gặp khó khăn. LG Electronics là một trong số đó.
Theo Hăng thông tấn Yonhap, LG Electronics đă đưa ra thông báo bằng văn bản cho biết họ đă tạm dừng các chuyến hàng đến Nga. Họ giải thích rằng nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng và TV của công ty ở Ruza, một thị trấn nhỏ ở phía tây Moscow, vẫn đang hoạt động, nhưng nếu các thành phần quan trọng được sử dụng hết, dây chuyền sản xuất có thể gặp phải t́nh trạng thiếu nguyên liệu.
Tập đoàn thực phẩm quốc tế Nestle đang phải đối mặt với một t́nh thế khó xử khác. Tổng hợp thông tin từ các phương tiện truyền thông, Nestle hiện đă cấm vận chuyển các mặt hàng không thiết yếu đến Nga, nhưng các sản phẩm của họ như đồ dùng cho trẻ em và thức ăn cho vật nuôi vẫn tiếp tục được cung cấp cho Nga. Điều này khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không hài ḷng, ông yêu cầu công ty ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga.
Trước đó, các tổ chức như Goldman Sachs, Citigroup cho biết họ đang thu gọn hoặc thúc đẩy việc ngừng hoạt động tại Nga. Các công ty công nghệ bao gồm Apple và Google cũng như các công ty thanh toán Visa và Mastercard là những công ty đầu tiên rút khỏi Nga theo lệnh trừng phạt, theo sát phía sau là các thương hiệu bán lẻ như McDonald’s và Starbucks.
Ngày 20/8, Thủ tướng Ba Lan Mateus Morawiecki cho biết, Ba Lan đă đề xuất với Liên minh châu Âu (EU) rằng nên cấm hoàn toàn thương mại với Nga. Đồng thời kêu gọi thực hiện nghiêm các lệnh trừng phạt đối với Nga, hy vọng có thể cắt đứt hoàn toàn thương mại với Nga.
Theo CNBC đưa tin trích dẫn một báo cáo thống kê do Trường Quản lư thuộc Đại học Yale (Yale School of Management) cho biết, từ ngày 24/2 đến ngày 18/3, do hoạt động kinh doanh tại Nga đang đối mặt với t́nh kinh tế và chính trị phức tạp, đến nay đă có hơn 400 công ty rút khỏi Nga.
Báo cáo đề cập rằng đối với một số thương hiệu nhất định mà nói, v́ các mối quan hệ đối tác hoặc nhượng quyền thương mại địa phương, nên rất khó để họ có thể phá vỡ hoàn toàn hoạt động kinh doanh tại Nga. Trong đó có nhiều doanh nghiệp như ‘gă khổng lồ’ thức ăn nhanh Burger King và Subway, nhà bán lẻ Anh Marks & Spencer (M&S), các công ty chuỗi khách sạn như Accor và Marriott sẽ không thể rút hoàn toàn khỏi Nga.
Putin càng ngoan cố th́ chỉ mang lại thất bại. Bằng chứng là trong mấy tuần qua kể từ 24/2, Nga xua quân xâm lược Ukraine, th́ đă có 6 tướng lănh của Nga đă tử trận.
6 Tướng Nga (trong số 20) tử trận tại chiến trường Ukraine:
- Trung tướng Andrei Mordichev,
- Thiếu tướng Oleg Mityaev,
- Thiếu tướng Andrei Kolesnikov
- Thiếu tướng Vitaily Gerasimov
- Thiếu tướng Andrei Sukhovetsky
- Thiếu tướng Magomed Tushaev
Theo thông tin cho biết, Nga đă điều động 20 tướng lănh tham gia vào chiến trường Ukraine. 14 tướng c̣n lại không biết đến khi nào tới “phiên”, nếu Nga không rút khỏi Ukraine.
Lê Ánh
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Zeit: Làm thế nào để chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine?
Kati Krause, thực hiện/ Hiếu Bá Linh biên dịch
LGT: Ngày 19-3-2022, phóng viên Kati Krause của báo Die Zeit, Đức, có bài phỏng vấn bà Janice Gross Stein, một nhà khoa học chính trị Canada, và là chuyên gia quan hệ quốc tế và giáo sư về quản lư xung đột. Bà c̣n là giám đốc sáng lập Munk School of Global Affairs (Trường Các vấn đề Toàn cầu Munk) tại Đại học Toronto. Sau đây là bản dịch:
ZEIT ONLINE: Thưa bà Stein, trong nhiều tuần qua, bà đă cảnh báo trên các phương tiện truyền thông Bắc Mỹ về sự leo thang của cuộc chiến ở Ukraine. Chủ nhật tuần trước, Nga đă ném bom một căn cứ quân sự ở phía tây nước này, nơi được cho là dùng để huấn luyện các chiến binh người nước ngoài. Bà nghĩ ǵ khi biết tin này?
Stein: Tổng thống Putin muốn gửi một tín hiệu đến các nước NATO đang hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến này: Các ông đang đi trên lớp băng mỏng! Và chắc chắn đó cũng là lời cảnh báo về nguy cơ leo thang chiến tranh. Các tên lửa pḥng không và chống tăng, vốn là một yếu tố chính yếu của cuộc kháng chiến Ukraine, đang được đưa vào miền tây Ukraine qua Ba Lan và Romania. Nếu không có đường tiếp tế này, Ukraine sẽ không thể tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, cho đến nay, Nga chưa ném bom bất kỳ đoàn xe nào, v́ vậy chúng ta có thể đọc "thông điệp" cuộc tấn công vào trại huấn luyện gần biên giới Ba Lan như sau: NATO gửi tiếp tế vũ khí là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu các ông đi tiếp một bước nữa, Nga cũng sẽ làm như vậy.
ZEIT ONLINE: Tại sao Nga lại chấp nhận NATO can thiệp vào (tức là cung cấp vũ khí)?
Stein: Bởi v́ Putin cũng cảm thấy khó khăn trong việc quyết định leo thang chiến tranh. Binh lính Nga đông hơn Ukraine, nhưng khi chiến tranh giữa NATO và Nga th́ Nga yếu hơn về mọi mặt.
ZEIT ONLINE: Nghe có vẻ như Nga c̣n có thể thua nặng nề hơn nữa nếu Nga leo thang quân sự. Vậy tại sao NATO không thiết lập một vùng cấm bay trên lănh thổ Ukraine, như Tổng thống Ukraine Zelensky đă kêu gọi trong một bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ trong tuần qua?
Stein: Lập vùng cấm bay sẽ vi phạm một trong những quy tắc cơ bản để tránh leo thang. Nếu một máy bay Nga đi vào không phận Ukraine, NATO sẽ phải bắn hạ nó. Điều đó có nghĩa là một cuộc chiến tranh giữa Nga và các nước NATO. Và Putin sau đó sẽ t́m cách để bù đắp cho thế yếu của ḿnh bằng cách leo thang chiến tranh và tấn công các nước NATO gần nhất, tức là Ba Lan, Latvia, Lithuania và Estonia. Như thế, một cuộc chiến tranh giới hạn về mặt địa lư trở thành một cuộc chiến tranh lớn. Điều này đang dần được kích lên.
ZEIT ONLINE: Làm thế nào phương Tây có thể hành xử về mặt đạo đức trong cuộc chiến này?
Stein: Đó là một câu hỏi sai, bởi v́ bạn đang cho rằng chỉ có một đ̣i hỏi đạo đức. Nhưng có ít nhất hai. Một là: Làm thế nào để bạn giúp đỡ các nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo mà không phải do lỗi của họ, tức là người Ukraine? Đây là mệnh lệnh đạo đức. Nhưng có một mệnh lệnh đạo đức thứ hai, đó là hạn chế chiến tranh và ngăn chặn cái chết của hàng trăm ngàn người ở Nga và châu Âu. Nếu chỉ có một câu hỏi đạo đức, ngay lập tức chúng ta sẽ biết ḿnh phải làm ǵ. Nhưng chúng ta phải cân nhắc các nghĩa vụ đạo đức khác nhau và t́m ra con đường gây ra ít tác hại nhất. Và đó chính xác là những ǵ các chính phủ và NATO đang làm hiện nay.
ZEIT ONLINE: Nhưng không phải lúc nào công luận cũng đứng về phía quan điểm của bà.
Stein: Áp lực đối với các nước thành viên NATO hiện đang rất lớn. Nhưng các chính trị gia có nhiệm vụ giải thích cho công chúng biết. Họ phải cắt nghĩa cho mọi người hiểu rằng cuộc chiến có thể chuyển sang một độ lớn khác nhanh như thế nào. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu với cuộc xung đột giữa Áo và Serbia vào mùa hè năm 1914. Đến tháng 9 th́ nó đă trở thành một cuộc chiến tranh thế giới.
ZEIT ONLINE: Nhưng mặt khác (bài học Thế chiến thứ hai), nhiều nhà quan sát liên tưởng đến năm 1939, khi Đức tấn công Ba Lan. Họ cảnh báo về sự nguy hiểm của một chính sách xoa dịu mới.
Stein: Người ta có thể chọn các ví dụ lịch sử khác nhau và học các bài học từ chúng. Tuy nhiên, trong trường hợp này chúng ta có một chiều kích (dimension) mà chúng ta chưa bao giờ trải qua, đó là cuộc đối đầu với một cường quốc hạt nhân mà học thuyết quân sự của họ cho rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường là có thể được cân nhắc thực hiện.
ZEIT ONLINE: Vậy là bà thật sự lo lắng về sự đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga?
Stein: Vâng, tất nhiên. Làm thế nào người ta có thể không thực sự lo lắng? Sẽ thật là điên rồ nếu khẳng định chắc chắn rằng đây chỉ là một tṛ bịp. Không ai biết điều ǵ đang diễn ra trong đầu của Tổng thống Putin ngoại trừ chính ông ta. V́ vậy, phải đề pḥng điều tồi tệ nhất. Chúng ta đang nói về đạo đức, hăy tưởng tượng cuộc chiến này leo thang và Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine - ai sẽ là người đau khổ nhất? V́ vậy, nếu mối quan tâm của bạn là làm càng nhiều càng tốt cho người Ukraine, th́ đây là luận chứng của bạn chống lại sự leo thang.
ZEIT ONLINE: Bà nghĩ ǵ về các biện pháp cấm vận kinh tế mà phương Tây đă áp dụng đối với Nga?
Stein: Các lệnh cấm vận gây tác hại về lâu dài, nhưng trong ngắn hạn chúng không bao giờ có thể làm thay đổi cục diện trên chiến trường. V́ vậy, bạn cũng phải đưa ra các biện pháp khích lệ cụ thể để người bị cấm vận thay đổi hành vi không thể chấp nhận được của họ. Chúng ta sẽ làm ǵ nếu Putin ngừng chiến? Chúng ta dỡ bỏ tất cả hay chỉ dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt nặng nhất? Những sự khích lệ này là cốt lơi của một chính sách cấm vận khả dĩ thành công và hiện nó đang bị bỏ qua hoàn toàn. Từ 20 năm qua, chúng ta biết rằng áp lực chính trị khiến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trở nên rất khó khăn.
ZEIT ONLINE: Bà có nghĩ rằng những khích lệ này hiện đang được thương lượng đằng sau hậu trường, thông qua Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Israel?
Stein: Không, tôi biết không phải vậy. Nguyên nhân là do các biện pháp cấm vận được coi như là h́nh phạt. Một số thậm chí c̣n đi xa đến mức nói rằng để khiến cho Putin bị lật đổ. Đúng ra, các biện pháp cấm vận chỉ nhằm mục đích làm cho họ thay đổi hành vi. V́ vậy người ta phải đặt điều kiện thật rơ ràng.
ZEIT ONLINE: Có phải tâm lư trừng phạt này cũng là do sự phẫn nộ đạo đức trong các xă hội dân chủ?
Stein: Tất nhiên. Và các chính phủ cũng phải giải thích cho người dân của họ hiểu. Hy vọng tốt nhất của chúng ta trong cuộc chiến này là một thỏa thuận giữa Nga và Ukraine. Các kịch bản tồi tệ nhất có lẽ là Ukraine bị đánh bại hoặc chiến tranh leo thang. Cả hai đều khủng khiếp. Điều đó có nghĩa là các chính phủ sẽ phải đàm phán với Tổng thống Putin. Và chúng ta càng biến ông ta thành ác quỷ, chúng ta càng để xúc cảm của ḿnh lấn lướt, th́ NATO sẽ càng khó khăn trong việc tạo ra một không gian cho những cuộc đàm phán.
ZEIT ONLINE: Các cuộc đàm phán đang được tiến hành, bao gồm cả về sự trung lập của Ukraine. Tuy nhiên, các quan điểm của hai bên dường như vẫn c̣n rất xa nhau vào lúc này. Một hiệp định ḥa b́nh có thể được h́nh dung như thế nào?
Stein: Ḥa b́nh là một từ ngữ lớn. Những thiệt hại mà Nga gây ra cho mối quan hệ của họ với Ukraine sẽ không thể sửa chữa được trong ít nhất 20 năm nữa. Ḷng căm thù của người Ukraine quá lớn. V́ vậy, sẽ không có ḥa b́nh. Những ǵ có thể có là một hiệp định đ́nh chiến. Và bây giờ Tổng thống Zelensky nói những điều mà ông ấy đă không nói ba tuần trước - chẳng hạn như Ukraine sẽ không gia nhập NATO. Đây là những bước đầu tiên hướng tới các cuộc đàm phán cần thiết cho một lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, những cuộc đàm phán đó c̣n phụ thuộc vào việc: giá phải trả cuộc chiến trở nên quá cao đối với Putin và ông ta nhận được những khích lệ cụ thể để chấm dứt chiến tranh.
ZEIT ONLINE: Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, chúng ta đă biết rằng Tổng thống Putin dường như đưa ra quyết định của ḿnh mà không dựa trên phân tích chi phí - lợi ích của chiến tranh. Điều quan trọng hơn đối với Putin là ông ấy sẽ đi vào lịch sử như thế nào. Điều này có ư nghĩa ǵ đối với các cuộc đàm phán?
Stein: Tổng thống Putin có thể nghĩ rằng ông ấy đang thực hiện một sứ mệnh lịch sử là đoàn kết các dân tộc Nga nguyên thủy. Nhưng thậm chí ông ta cũng bị cản trở khi có quá nhiều binh sĩ Nga tử trận khiến ông ấy không c̣n lực lượng trừ bị và giờ buộc phải chiêu mộ các chiến binh ở nước ngoài. Đó không phải là dấu hiệu của sức mạnh. Ngay cả những nguyên thủ quốc gia với tham vọng lớn cũng có thể phải chịu áp lực. Putin nh́n thấy những vết nứt trong hệ thống của ḿnh.
Các cố vấn thân cận nhất của ông trong hệ thống an ninh đang bắt đầu lo lắng về hậu quả của cuộc chiến này đối với nội bộ nước Nga. Và Putin không hoàn toàn xa rời thực tế, cũng như không hoàn toàn miễn nhiễm với những thiệt hại mà cuộc chiến này sẽ gây ra cho danh tiếng của ông ở Nga nếu nó tiếp tục tồi tệ như nó đang diễn ra cho tới nay. Câu hỏi lớn đặt ra là: Ông ta sẽ c̣n đi bao xa? Liệu ông ta có sẵn sàng biến Ukraine thành đống tro tàn đổ nát? Sau đó, ông ta sẽ phải xây dựng lại và chiếm đóng đất nước với một đội quân vốn đă không thể đối phó với sự căm ghét của người dân Ukraine. Ông ta đă mắc một sai lầm chiến lược rất lớn.
ZEIT ONLINE: Phương Tây có thể làm ǵ để chấm dứt cuộc chiến này?
STEIN: Hai điều. Phương Tây có thể cung cấp cho Ukraine càng nhiều vũ khí pḥng thủ càng tốt. Hăy làm trống kho vũ khí của ḿnh! Số lượng khí tài đưa qua biên giới đă gợi nhớ đến Cầu Không vận Berlin. Nhưng cần phải cung cấp nhiều hơn nữa, v́ những vũ khí này khiến quân đội Ukraine trở nên hiệu quả như vậy. Một khu vực cấm bay sẽ chỉ mang lại lợi ích hạn chế v́ phần lớn tác hại đối với dân thường đến từ tên lửa và đạn pháo.
ZEIT ONLINE: Và thứ hai?
Stein: Thứ hai, chúng ta phải liên hệ với tất cả các bên trung gian đáng tin cậy để duy tŕ liên lạc và t́m hiểu các cơ hội ngừng bắn. Điều đó có vẻ không vui đối với công chúng phương Tây đang phẫn nộ v́ lư do đạo đức, nhưng đó là điều sẽ giúp ích nhiều nhất cho người dân Ukraine. Những người đứng đầu chính phủ phải tiếp tục công du Moscow. Và chúng ta cần nói chuyện với các nhà môi giới tư nhân. Điều đó không có ǵ đáng xấu hổ cả, bởi v́ chúng ta không bao giờ đàm phán với bạn bè của ḿnh, chỉ với kẻ thù của chúng ta.
ZEIT ONLINE: C̣n yêu cầu của Selensky thắt chặt thêm nữa các biện pháp cấm vận th́ sao?
Stein: Vẫn có thể làm được một chút, nhưng không nhiều. Về năng lượng có những lỗ hổng lớn. Nhưng khi chi phí sưởi ấm tăng cao đụng trần nhà, th́ có nguy cơ các quốc gia NATO đánh mất sự ủng hộ của công chúng cho cuộc chiến này.
ZEIT ONLINE: Một đề tài lớn ở Đức.
Stein: Chính xác. Đức có lẽ nói: Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều ǵ ngoại trừ một cuộc can thiệp quân sự và ngừng nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga. Vả lại, việc ngừng nhập khẩu dầu và khí đốt Nga (một trong những nguồn tài chính quan trọng nuôi dưỡng bộ máy chiến tranh của Nga) là một cách hành xử có đạo đức. Nhưng tôi cũng hiểu tại sao chính phủ Đức không làm điều đó.
Chiến tranh Nga & Ucraina phân hóa người Việt có dính dáng đến Liên Xô sau này là Nga thành hai phe chiến nhau kịch liệt.
Người Việt này bao gồm: sinh viên du học, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, công nhân học nghề, lao động xuất khẩu, cán bộ ngoại giao đại sứ quán, khách du lịch bùng lại, dân vượt biên sang châu Âu bị kẹt...
Một điều đặc biệt, rất ít người Việt loại này đă từng, đang và sẽ lọt vào hệ thống công vụ nhà nước Nga.
Một đặc trưng gần như mặc định, phần giới thiệu của các chiến binh theo Nga đánh bọn phát xít mới Ucraina bằng mồm luôn là , tôi yêu văn học nga, tôi yêu âm nhạc Nga, tôi yêu nghệ thuật Nga, tôi yêu mùa thu vàng Nga, tôi yêu tuyết trắng Nga, tôi yêu rừng bach dương Nga, tôi yêu con người Nga, cuối cùng bao giờ cũng chốt, tôi yêu nước Nga và nước Nga là tổ quốc thứ hai của tôi....
Lạ, ai ai cũng mập mờ rằng là mà là th́ là, tôi từng đă, đang sống, học tập và làm việc tại Nga.
Rất ít người bản lĩnh để tuyên ngôn, tôi đă từng bỏ trốn hợp đồng, tôi đă từng buôn gian bán lậu, bây giờ tôi đang chạy chợ vặt, thi thoảng có cơ hội là đánh quả, có tí tiền mở xưởng may ven ô rủ rê dân nhà quê trong nước sang nhốt lại khóa trái cổng lao động khổ sai luồn kim xe chỉ, chỉ cần khéo tay hay làm, ghét ăn thịt cá, chỉ mê trứng chiên với bánh ḿ đen và xương hầm bằng nồi áp suất...
Tôi khẳng định trong dăm chục ngàn người Việt đang sống tại Nga đa phần là công nhân xuất khẩu lao động, sinh viên hay nghiên cứu sinh rất ít v́ họ có một tương lai tốt ở Việt Nam, hết việc học hành họ thường quay đầu v́ có bến bờ ph́ nhiêu đang chờ ở quê nhà.
Vui tôi hỏi.
Các bạn thật thà trả lời tôi nhé.
Các bạn nói các bạn yêu văn học Nga, có ai đó trong số các bạn đă đọc một trang đủ đầy của một tiểu thuyết bất kỳ bằng tiếng Nga?
Các bạn nói các bạn yêu âm nhạc Nga, thôi khỏi bàn giao hưởng thính pḥng hay opera cao siêu, có ai đó trong số các bạn thuộc nguyên vẹn một bài hát bằng tiếng Nga?
Hiếm đấy đúng không, tôi khẳng định, ví dụ các bạn ai cũng có thể hát bài Đôi bờ bằng tiếng Việt, nhưng chắc chắn bằng tiếng Nga th́ không, v́ tiếng Việt có câu "thiên nga đùa trên sóng" c̣n tiếng Nga lại là "những đôi vịt trời đùa trên sóng", thiên nga chỉ bơi lượn lờ trong hồ, sống ven đôi bờ của một ḍng sông rộng chỉ có thể là vịt trời, thiên nga tuổi ǵ mà dám ra đây để đùa, sóng đập chết tươi...
Thế mà các bạn ít nhất có ba thế hệ hát sai ư nghĩa của bài hát này.
T́nh yêu ǵ trớ trêu.
Các bạn nói các bạn yêu nghệ thuật múa ba lê Nga, khỏi cần các bạn trả lời, tôi dân tộc Cheng phang luôn, các bạn bốc phét, tôi có vài chục năm làm việc với các nhà hát Nga, tôi chưa bao giờ gặp một người Việt Nam nào kiêu hănh ngồi trên ghế của pḥng xem của các nhà hát này.
Nếu có, tôi đă vỡ tim chết mẹ từ lâu.
Các thứ khác đều tương tư.
Tôi ghi nhận, t́nh yêu của các bạn dành cho mùa thu vàng, rừng bạch dương, mùa tuyết trắng là có thật thậm chí tinh khôi, nhưng đó là mối tinh đơn phương, v́ những thứ kia là vô giác chẳng bao giờ yêu lại các bạn.
Giống hệt, các bạn nói các bạn yêu nước Nga, c̣n nước Nga có yêu các bạn không lại là một chuyện khác, tôi hồ nghi h́nh như không.
Nếu các bạn đă đọc một stt ngắn của tôi sau khi chiến tranh xảy ra mấy ngày, tôi đă từng tuyên bố theo tinh thần "tass được quyền tuyên bố", tôi không mang ơn người Nga mà ngược lại người Nga phải cảm ơn tôi.
Thưa các bạn.
Chiến tranh của Nga xâm lược Ucraina là có thật, một ḿnh Putin không thể tạo nên một cuộc chiến tranh.
Không có bất cứ một lư do ǵ để các bạn dựa vào để giải thích sự ủng hộ của các bạn cho cuộc chiến tranh bẩn thỉu này.
Tôi yêu thật những thứ các bạn đang giả vờ yêu..
Rớt su chiêng các t́nh yêu của tôi.
Tôi yêu các bạn, c̣n các bạn có yêu tôi không, tôi chẳng cần.
Một t́nh yêu đơn phương.
Một trong những máy bay của China Eastern Airlines đă gặp nạn với 133 người ở vùng núi phía nam Trung Quốc hôm thứ Hai, bay từ Côn Minh đến Quảng Châu, truyền thông nhà nước đưa tin.
Máy bay liên quan đến vụ tai nạn là một chiếc Boeing 737, số lượng người bị chết chưa được xác định, công tác cứu hộ đang được tiến hành, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.
Theo Flightradar24, chuyên cung cấp dữ liệu theo dơi chuyến bay theo thời gian thực, chiếc máy bay này là một chiếc Boeing 737-800 đă 6 năm tuổi và nguyên nhân vụ tai nạn không được đề cập.
Vụ tai nạn máy bay chết người cuối cùng của Trung Quốc vào năm 2010, khi 44 trong số 96 người trên máy bay thiệt mạng, Embraer E- của Hăng hàng không Henan Airlines.
Cổ phiếu của Boeing đóng cửa ở mức gần 193 đô la vào thứ Sáu, nhưng theo dữ liệu trước giao dịch, cổ phiếu có thể bắt đầu một ngày ở mức giảm -6,5% tức khoảng c̣n 180 đô la.
Nhà lănh đạo quân đội Mỹ John C Aquilino nói rằng Trung Quốc đă quân sự hóa ít nhất ba ḥn đảo nhân tạo ở Biển Đông, tờ Guardian viết.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khoảng 90% Biển Đông, tạo ra các đảo nhân tạo trên biển để hỗ trợ, sau đó họ xây dựng các căn cứ quân sự. Theo John C Aquilino
ÍT NHẤT BA ĐẢO ĐƯỢC TRANG BỊ HỆ THỐNG TÊN LỬA, LASER, THIẾT BỊ TRUYỀN THÔNG VÀ MÁY BAY CHIẾN ĐẤU.
Tư lệnh quân đội Mỹ phụ trách khu vực Ấn Độ Dương và Thái B́nh Dương cho biết hành động thù địch hoàn toàn trái ngược với tuyên bố trước đó của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh rằng sẽ không xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ở các khu vực biển tranh chấp. Aquilino cho biết những nỗ lực này là một phần trong nỗ lực quân sự của Trung Quốc.
Trong hai mươi năm qua, chúng ta đă chứng kiến sự phát triển quân sự lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa.
Tư lệnh Hoa Kỳ nói với AP rằng Bắc Kinh tăng cường trang bị vũ khí sẽ gây mất ổn định khu vực.
Trung Quốc vẫn chưa phản hồi về các tuyên bố của Hoa Kỳ, nhưng phản ứng chung của Bắc Kinh là họ chỉ đang bảo vệ các chủ quyền của ḿnh. Trung Quốc hiện có ngân sách quốc pḥng lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, theo Aquilino, chức năng của các đảo Trung Quốc là mở rộng khả năng tấn công của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa ra ngoài các bờ lục địa.
Có thể lái máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và khả năng tấn công của hệ thống tên lửa.
Vị chỉ huy này cho biết thêm rằng bất kỳ máy bay dân sự hoặc quân sự nào bay qua các khu vực tranh chấp đều có thể trở thành mục tiêu cho các hệ thống tên lửa của Trung Quốc. Do đó, theo ông, Trung Quốc đe dọa tất cả các quốc gia đang có mặt trên vùng trời quốc tế và vùng biển của khu vực.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.