Điện thoại Honor không dùng hệ điều hành Harmony của Huawei như đă hứa sau khi gặt hái được thành công, khiến người Trung Quốc nổi giận.
Sau khi tách khỏi Huawei cuối 2020, Honor đă phát triển ấn tượng. Số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint quư I/2022 cho thấy Honor đă trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ tư tại Trung Quốc với 16,9% thị phần, tăng 166,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Tarun Pathak, Giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint, sự tăng trưởng của Honor một phần nhờ nhu cầu của những người trung thành với Huawei, không muốn chuyển sang các thương hiệu khác nhưng phải chờ đợi quá lâu.
C̣n theo Sina, một trong những lư do khiến Honor được người dùng ủng hộ là v́ họ vẫn gắn với thương hiệu Huawei về mặt nhận thức. Trang này dẫn lại lời của Zhao Ming, CEO Honor, trong một buổi tṛ chuyện với truyền thông: "Mặc dù Honor độc lập với Huawei, chúng tôi sẽ xem xét đến việc kết nối với hệ điều hành Harmony khi chín muồi". Điều này khiến nhiều người Trung Quốc tin rằng họ ủng hộ Honor cũng là một cách gián tiếp ủng hộ Huawei, nuôi tham vọng đưa Harmony trở thành hệ điều hành lớn, cạnh tranh với iOS hay Android.
Bên ngoài một cửa hàng của Honor tại Hồ Bắc (Trung Quốc). Ảnh: China Daily
Tuy nhiên, người dùng Trung Quốc phát hiện trong thông báo cập nhật hệ điều hành tháng 5, Honor không c̣n nhắc đến Harmony OS. Trước khi tách ra thành công ty riêng, nhiều smartphone Honor vẫn cài sẵn hệ điều hành của Huawei. C̣n hiện tại, các smartphone mới của Honor đều chạy hệ điều hành Google. Việc này khiến Honor bị coi "kẻ vô ơn", những lời nói trước đó chỉ là dối trá.
"Một số nguồn tin cho biết Honor có thể từ bỏ hoàn toàn Harmony để quay về với ṿng tay của Android", Sina viết.
Thông tin này cũng trở thành chủ đề gây tranh căi trên mạng xă hội Trung Quốc. "Nếu Honor dùng Android, tôi sẽ cân nhắc không mua smartphone của họ", người dùng Chenmiao Luke nói. Một người khác nhận xét: "Nếu không có hệ điều hành Harmony, Honor chẳng là ǵ cả. Nếu mua điện thoại Android th́ mua Xiaomi, Oppo c̣n hơn".
Dù vậy, cũng có người cho rằng nếu cứ bám vào Harmony, Honor cũng có thể trở thành Huawei thứ hai và tiếp tục bị Mỹ cấm vận. "Cài hệ điều hành nào là quyền lựa chọn của nhà sản xuất. Nếu Honor cho rằng Harmony chưa trưởng thành, không thể bắt họ cài lên điện thoại của ḿnh. Thật ngớ ngẩn khi cứ bắt mọi người phải chấp nhận mác Huawei bất chấp nó tốt hay xấu", người dùng Zhang Mie nói.
Honor được thành lập năm 2013, dưới danh nghĩa thương hiệu con của Huawei, giúp hăng cạnh tranh với các đối thủ ở phân khúc giá rẻ. Trước áp lực cấm vận của Mỹ, tháng 11/2020, Huawei bán thương hiệu Honor cho một nhóm các nhà đầu tư Trung Quốc.
Hệ điều hành Harmony được Huawei phát triển từ 2016. Trong năm 2020 và 2021, hăng đă cho ra mắt HarmonyOS và HarmonyOS 2.0. Chỉ trong một năm, đă có hơn 300 triệu thiết bị cài đặt hệ điều hành. Năm ngoái, Huawei đặt mục tiêu 200 triệu smartphone và 100 triệu thiết bị thông minh khác của bên thứ ba sẽ chạy HarmonyOS, nhưng đến nay vẫn chưa có thống kê chính xác về lượng thiết bị hạy hệ điều hành này.