Trong vài thập kỷ ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều thành phố và tiểu bang của Mỹ đă ban hành luật cấm những người khiếm khuyết về mặt h́nh thức không được xuất hiện tại nơi công cộng.
Tháng 7/1867, Martin Oates, một cựu binh trong cuộc Nội chiến Mỹ (1861 – 1865), khi xuất hiện trên đường phố San Francisco, tiểu bang California trong bộ dạng “nghèo đói, bệnh tật và loạn trí” đă bị cảnh sát tạm giữ để chờ gửi vào trại tế bần. Đó là quyết định dựa trên một sắc lệnh được chính quyền San Francisco thông qua, cấm những đối tượng như Oates – “bệnh tật, què quặt, tàn phế, hoặc có cơ thể dị dạng tới mức khiến người khác kinh sợ” – xuất hiện ở nơi công cộng; ai vi phạm sẽ bị phạt tối đa 25 USD (khoảng 400 USD ngày nay), bỏ tù 25 ngày hoặc gửi đến trại tế bần.

Ba người đàn ông có ngoại h́nh kỳ dị. Ảnh: Wellcome Collection
Theo giáo sư Susan Schweik từ Đại học Berkeley, San Francisco chính là thành phố đầu tiên ở Mỹ thông qua Ugly Laws (luật xấu xí), để rồi Chicago thuộc tiểu bang Illinois học theo (năm 1881); Denver, bang Colorado và Lincoln, bang Nebraska (1889); Columbus, bang Ohio (1894); Portland, bang Oregon (1881); New Orleans, bang Louisiana (1883),... Đặc biệt, Pennsylvania c̣n áp dụng nó trên toàn tiểu bang vào năm 1891, cho các đối tượng không chỉ khiếm khuyết về mặt ngoại h́nh mà c̣n cả nhận thức. Trong khi hai thành phố New York và Los Angeles cũng định áp dụng quy định tương tự nhưng thất bại.
Ban đầu, những văn bản pháp quy dạng này thường được biết đến như là một công cụ giúp chính quyền giải quyết t́nh trạng lạm phát người ăn xin và giữ ǵn mỹ quan đô thị. Măi sau này, cái tên Ugly Laws mới ra đời, nhưng không phải để đánh giá ngoại h́nh người dân mà về bản chất chính là một h́nh thức phân biệt đối xử hợp pháp. Các nhà lập pháp kỳ vọng với những quy định mới, nhóm người nghèo khó, tàn tật và khiếm khuyết (thường dễ hành nghề ăn xin) sẽ bị “tống khứ” khỏi tầm mắt công chúng, từ đó góp phần giữ ǵn trị an, đảm bảo mỹ quan và giảm thiểu sự căng thẳng giữa các tầng lớp trong xă hội.
Có nhiều nhân tố dẫn đến sự ra đời của những quy định này. Đầu tiên là do làn sóng di dân khổng lồ (phần lớn là người nghèo) tới các đô thị lớn, gây nên cảnh tượng hỗn loạn nơi công cộng. Thứ nữa là sau cuộc Nội chiến, nhiều thương bệnh binh mất sức lao động phải chọn cách xin ăn ở những thành phố lớn, không ít kẻ giả mạo cũng nhân cơ hội đó trà trộn vào khiến t́nh trạng càng trở nên khó kiểm soát. Bên cạnh đó, quan niệm đạo đức dựa trên nền tảng tôn giáo (Tin lành) – đề cao chủ nghĩa cá nhân, nhấn mạnh việc con người phải biết tự chăm lo cho ḿnh, cùng với sự thiếu thốn của hệ thống chăm sóc sức khỏe và phúc lợi đồng đều cũng là các tác nhân quan trọng
Mặc dù việc ban hành và áp dụng những đạo luật như vậy ngày càng thưa dần trong giai đoạn Thế chiến I (1914 – 1918) song các văn bản pháp lư vẫn tồn tại trong nhiều thập kỷ sau đó. Lần cuối cùng, Ugly Laws được nhà chức trách sử dụng để bắt giữ người vi phạm là vào năm 1974 tại thành phố Omaha, tiểu bang Nebraska. Theo ghi chép tại văn khố Cleveland về vụ việc này, một viên cảnh sát Omaha muốn bắt giữ một người ăn xin nhưng không có lư do chính đáng; sau khi “đào xới” hàng đống văn bản pháp lư, ông ta phát hiện thấy sắc lệnh Ugly Laws hăy c̣n hiệu lực và tạm giữ người ăn xin v́ trên người anh ta có “nhiều sẹo và dấu vết”. Không đồng t́nh với cách hành xử như vậy, công tố viên đă nhận định tại ṭa rằng tuy đạo luật vẫn c̣n hiệu lực, nhưng việc truy tố là thiếu cơ sở v́ không đủ bằng chứng để chứng minh “sự xấu xí” của bị can; nhà chức trách sau đó đă không thể đưa ra cáo trạng buộc tội.
Mặc dù đă lỗi thời nhưng nhiều văn bản Ugly Laws vẫn c̣n hiệu lực cho đến tận cuối thập niên 1970. Năm 1974, Chicago là thành phố cuối cùng ở Mỹ băi bỏ sắc lệnh sau khi nó đă tồn tại trong suốt 93 năm. Đến năm 1990, chính quyền liên bang mới ban hành The Americans with Disabilities Act (Đạo luật Người khuyết tật Mỹ) sau rất nhiều nỗ lực tranh đấu của các cá nhân và tổ chức hoạt động xă hội. Đạo luật ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi cho người khuyết tật, để họ không c̣n bị phân biệt đối xử do những khiếm khuyết trên cơ thể hoặc về mặt tâm lư, được quyền b́nh đẳng về cơ hội việc làm, tiếp cận các dịch vụ công và không gian chung.
Điều may mắn là đạo luật phản nhân văn này đă không được lan truyền từ Mỹ và phổ biến ở các quốc gia khác. Nhưng vào năm 1902, thành phố Manila (Philippines), khi ấy c̣n nằm dưới sự cai trị của Mỹ, đă ban hành sắc lệnh cấm người ăn xin tác nghiệp, gây mất mỹ quan công cộng và hoàn toàn được viết bằng tiếng Anh.
VietBF @ Sưu tầm