Đậu phộng là loại thực phẩm giàu năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.
Người bị tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường cần phải kiểm soát chế độ dinh dưỡng và không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo vì chúng làm cho lượng đường trong máu tăng cao.
Người bị tiểu đường không được quá 3 muỗng cà phê (30g), trong khi đó 18 hạt đậu phộng tương đương với một thìa dầu (10g) khoảng 90 kilocalories. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh ăn nhiều đậu phộng.
Người bị bệnh gút: Bệnh gút xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin, thường có biểu hiện là tăng hàm lượng axit uric trong máu. Vậy nên, bệnh nhân gút không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo bởi sẽ làm giảm sự bài tiết axit uric, làm tình trạng bệnh diễn biến xấu đi.
Ngoài ra, đậu phộng chứa nhiều calo, ăn vào dễ gây tăng cân, được coi là nguyên nhân gián tiếp hình thành bệnh gút. Lời khuyên cho người bệnh gút là chỉ nên ăn một lượng nhỏ đậu phộng khi bệnh tình đã thuyên giảm, hoặc không ăn là tốt nhất.
Người bị lipid máu: Cơ cấu khẩu phần ăn không hợp lý là nguyên nhân quan trọng gây tăng lipid máu, vì vậy nguyên tắc điều trị bằng chế độ ăn là hạn chế calo và giảm lượng axit béo no và cholesterol.
Đậu phộng là thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo, ăn nhiều chỉ làm nặng thêm bệnh, dẫn đến xuất hiện các bệnh tim mạch, mạch máu não như mạch vành, nguy hiểm đến tính mạng.
Đậu phộng tuy bé nhưng lại chứa nhiều chất béo và calo (Ảnh minh họa)
Người mắc bệnh huyết khối: Đậu phộng bản thân có tác dụng điều chỉnh và cầm máu, làm tăng huyết dịch và thúc đẩy nhanh quá trình đông máu, thúc đẩy sự hình thành huyết khối. Vì vậy, người có độ nhớt máu cao hoặc bệnh máu vón cục thì nên hạn chế ăn nhiều đậu phộng.
Đậu phộng cũng là nhóm thực vật ăn hạt, nếu ăn quá nhiều cùng lúc có thể gây nóng trong. Nếu tiếp tục dùng cách chế biến như rang với dầu mỡ, sẽ thêm phần gây nóng, đầy bụng. Không những thế, khi chế biến đậu phộng ở nhiệt độ cao sẽ làm phá vỡ kết cấu dinh dưỡng trong chúng, làm biến chất hoặc thất thoát dinh dưỡng.
Người có bệnh về gan mật: Người có bệnh về gan mật nếu vô tình ăn quá nhiều đậu phộng, bổ sung quá mức lượng đạm và chất béo sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và túi mật, thậm chí làm cho tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.
Nhóm người này nếu muốn ăn đậu phộng, nên chọn phương pháp chế biến đúng cách. Tốt nhất nên cho một ít đậu phộng nấu cùng với cháo để khống chế số lượng. Hoặc có thể ăn đậu phộng rang hay luộc mà không thêm dầu mỡ. Tuyệt đối tránh việc ăn đậu phộng theo hình thức chiên tẩm nhiều dầu mỡ, muối, hoặc ăn cùng lúc quá nhiều hoặc ăn nhiều lần.
Người muốn giảm cân: Đậu phộng tuy bé nhưng lại chứa nhiều chất béo và calo. Nếu rang chúng cùng dầu ăn thì lượng calo sẽ tăng gấp đôi khiến người bệnh sẽ béo nhanh hơn chứ không thể giảm cân. Nhiều người ăn kiêng sai cách khiến cân nặng không những không giảm mà còn tăng nhanh hơn. Bạn cần chú ý điều này để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp hơn.
VietBF©sưu tập