Trong 5 thế kỷ, người dân ở nhiều nước châu Âu nở rộ trào lưu nghiền xác ướp thành bột để làm thuốc chữa nhiều căn bệnh như đau đầu, dịch hạch...
Từ thế kỷ 12 - 17, một số nhà bào chế thuộc đă sử dụng xác ướp đem nghiền thành bột để làm thành phần thuốc chữa bệnh. Loại thuốc đó có tên Mumia.
Loại thuốc Mumia được bán công khai ở nhiều cửa hàng thuốc tại một số quốc gia ở châu Âu.
Theo giới thiệu của những người bào chế thuốc, Mumia là loại thuốc có công dụng chữa được bách bệnh. Những người mắc các căn bệnh như đau đầu, dịch hạch... đều có thể sử dụng loại thuốc trên và sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Thậm chí, một số lời đồn trong dân gian lan truyền rộng răi phương thuốc có thành phần bột xác ướp là phương thuốc từ cơi chết và có thể chữa nhiều bệnh hiểm nghèo, thậm chí cải tử hoàn sinh.
Chính v́ vậy, bột xác ướp được xem là "thần dược" ở châu Âu trong giai đoạn này. Tuy nhiên, phương thuốc này trên thực tế không có khả năng chữa lành mọi bệnh tật.
Do sự thiếu hiểu biết cộng thêm y học thời đó chưa phát triển nên một số bệnh nhân mắc bệnh nặng hơn, thậm chí là tử vong sau khi dùng thuốc bào chế từ bột xác ướp.
Xuất từ nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là những người giàu có, việc buôn bán "thần dược" vô cùng phát triển. Theo đó, nghề buôn bán xác ướp trở nên thịnh hành. Việc làm này khiến một số xác ướp Ai Cập bị đánh cắp mang ra khỏi đất nước. Do vậy, Ai Cập mất đi những "kho báu" cổ xưa cực giá trị.
Do xác ướp Ai Cập cổ đại không phải lúc nào cũng dễ dàng có được nên một số kẻ đă tạo ra xác ướp giả. Chúng sử dụng những thi thể của người vô gia cư để làm giả thành xác ướp rồi bán cho những người bào chế thuốc để trục lợi.
Thậm chí, một số tên tội phạm c̣n đào mộ, trộm xác, thậm chí là giết người để "hô biến" tử thi thành xác ướp để đem bán kiếm tiền.
Sau hơn 500 năm tồn tại, phương thuốc chữa bệnh rùng rợn bằng bột xác ướp dần dần biến mất.