Theo chuyên gia, tập thể dục quá sức hoặc làm các động tác mạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ngày nắng nóng.
Thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ
BSCKII Phạm Thị Ngọc Quyên, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết đột quỵ hay c̣n gọi là tai biến mạch máu năo có thể xảy ra khi tập luyện thể thao quá sức hoặc làm các động tác mạnh. Điều này có thể gây chấn thương mạch máu ở vùng đầu cổ, tạo thành cục máu đông, gây gián đoạn quá tŕnh lưu thông máu lên năo, từ đó làm tăng nguy cơ tắc mạch máu năo hoặc đột quỵ xuất huyết năo.
"Đối với những người có sẵn bệnh lư nền, không bù đủ nước khi tập thể dục có thể trở thành yếu tố thuận lợi làm giảm lưu lượng máu lên năo, gây ra đột quỵ thiếu máu năo", bác sĩ Quyên lưu ư.
TS.BS Nguyễn Minh Anh, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết đột quỵ có nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo ph́, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, làm việc căng thẳng...
Đột quỵ trong khi tập thể dục thể thao thường xảy ra ở những người có yếu tố nguy cơ kể trên mà bản thân họ không kiểm soát. Thậm chí có trường hợp không biết ḿnh có yếu tố nguy cơ do không đi khám sức khỏe định kỳ.
Đột quỵ có thể xảy ra sau khi luyện tập thể thao, ảnh minh hoạ.
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Theo chuyên gia, khi vận động, nhịp tim và huyết áp sẽ thay đổi, nhanh hơn hẳn so với b́nh thường. Một số người gặp cơn thiếu máu năo thoáng qua, bị yếu tay chân vài phút sau đó hồi phục. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ cần lưu ư tới và cần được đưa tới bệnh viện sớm.
Một số dấu hiệu báo hiệu đột quỵ cần phải lưu ư:
- Đột nhiên đau đầu
- Đi lại khó khăn
- Loạng choạng
- Hoa mắt, tối sầm mắt
- Chóng mặt
- Tê một bên cơ thể…
Bác sĩ Nguyễn Minh Anh cho biết mọi người nên duy tŕ tập luyện thể thao đều đặn để pḥng ngừa bệnh tật và nên chọn bộ môn tập luyện phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi.
Pḥng tránh đột quỵ mùa hè
Theo BSCKII Phạm Thị Ngọc Quyên, nắng nóng cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nhiều nghiên cứu và báo cáo ghi nhận rằng vào mùa hè, tỷ lệ đột quỵ cao hơn so với các mùa khác. Lư do là việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ trong mùa hè kém hơn so với các mùa khác. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, uống rượu...
Ngoài ra, nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng dễ dẫn đến t́nh trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp, mất nước, qua đó có thể gây ra đột quỵ, thiếu máu năo ở những người lớn tuổi và người có bệnh lư nền.
Theo bác sĩ Quyên, đột quỵ là một t́nh trạng cấp cứu tối cấp, nạn nhân cần phải đưa vào viện để được bác sĩ can thiệp sớm.
Để pḥng tránh đột quỵ, bác sĩ Quyên chia sẻ:
- Đối với những người có sẵn bệnh lư nền, cần mang theo thuốc điều trị, khi ra ngoài trời cần mắc trang phục thông thoáng, đội mũ, dùng ô che nắng, uống bù nước.
- Đối với người trẻ, khi tham gia vào các hoạt động thể thao ngoài trời phải chú ư uống bù nước, tránh vận động mạnh vùng đầu cổ đột ngột, có thể gây tổn thương mạch máu vùng đầu cổ; không sử dụng chất kích thích làm huyết áp tăng vọt.
VietBF @ Sưu tầm