Hạt lanh chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa có thể giúp nữ giới pḥng ngừa bệnh ung thư vú.
Hạt lanh là một loại hạt nhiều dinh dưỡng, được thêm vào các món ăn khác nhau. Gần đây, nhiều nghiên cứu đă đánh giá tác động của hạt lanh với các bệnh mạn tính. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hạt lanh và ung thư vú được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số lợi ích của hạt lanh.
Tác động đến estrogen trong cơ thể
Trong hạt lanh chứa lignans mô phỏng tác động của estrogen trong cơ thể phụ nữ. Hai nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ của Đại học Phụ nữ Texas (Mỹ) và Đại học Trung tâm Punjab, Bathinda (Ần Độ) phát hiện lignans giúp ngăn chặn sự tổng hợp, chuyển hóa estrogen để làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.
Theo một nghiên cứu của Đại học Khoa học Y tế Shahid Beheshti (Iran) trên 400 người, tiêu thụ nhiều lignans có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Trong năm 2012, một nghiên cứu khác của Viện Ung thư Roswell Park (Mỹ) trên gần 1.300 phụ nữ cho thấy, thụ lượng lignans cao có tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn 40-50% so với những người không ăn hoặc sử dụng các sản phẩm từ hạt lanh.
Hạt xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất béo omega-3. Ảnh: Freepik
Nhiều chất chống oxy hóa
Tương tự các loại hạt, hạt lanh chứa nhiều chất chống oxy hóa với các hợp chất như secoisolariciresinol diglucoside, axit p-coumaric và axit ferulic. Chất chống oxy hóa giúp trung ḥa các gốc tự do có hại, giảm viêm, pḥng bệnh mạn tính, ung thư, giảm nguy cơ tế bào bị tổn thương. Trong một nghiên cứu của Đại học Granada (Tây Ban Nha), chất chống oxy hóa đóng vai tṛ quan trọng ngăn ngừa ung thư vú, có thể cải thiện một số liệu pháp được sử dụng để điều trị ung thư vú.
Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu để chứng minh chất chống oxy hóa trong hạt lanh ảnh hưởng như thế nào đến bệnh ung thư vú.
Giàu axit béo omega-3
Theo các chuyên gia, ngoài lignans, hạt lanh và dầu của loại hạt này giàu axit béo omega-3. Đây là một loại chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch. Một số nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 góp phần bảo vệ cơ thể, chống lại các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Axit béo omega-3 có thể cải thiện hiệu quả của một số loại thuốc hóa trị, giúp tiêu diệt tế bào ung thư vú. Tuy nhiên, các chất bổ sung omega-3 có thể tương tác với một số loại tác nhân hóa trị và các loại thuốc khác mà bệnh nhân ung thư thường dùng (thuốc làm loăng máu, glucocorticoid). Do đó, việc dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.
Một số nhà nghiên cứu đánh giá việc tăng lượng axit béo omega-3 từ thực phẩm hoặc chất bổ sung có thể giảm 31-50% nguy cơ gây ung thư vú ở phụ nữ lớn tuổi, đồng thời giảm nguy cơ tái phát bệnh. Tuy nhiên, đa phần nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tác dụng của hai dạng axit béo là DHA và EPA.
Nhiều chất xơ
Chỉ với 2,5 gram (một muỗng canh) hạt lanh chứa khá nhiều chất xơ. Bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, ngừa ung thư. Hơn 20 nghiên cứu đă chứng minh tổng lượng chất xơ trong bữa ăn hàng ngày cao có thể giảm 8% nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ tiền măn kinh và sau măn kinh. Một báo cáo của Bệnh viện Ung thư Hàng Châu (Trung Quốc) tổng hợp 24 nghiên cứu khác cũng cho thấy, nếu tăng 10 gram chất xơ trong bữa ăn hàng ngày có thể giảm 4% nguy cơ mắc bệnh ung thư, cải thiện khả năng sống sót cho người bệnh.
Dù hạt lanh có thể hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư vú, nhưng nhiều yếu tố có thể khiến tế bào ung thư phát triển gồm tuổi tác, di truyền, tiền sử bệnh, lối sống. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng, kết hợp hạt lanh với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác để tăng cường sức khỏe.
Với những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, dương tính với thụ thể estrogen, một số chuyên gia khuyến cáo không nên ăn hạt lanh. Nguyên nhân được đưa ra là do hợp chất trong loại hạt này có thể tác động tiêu cực tới các loại thuốc chống ung thư.